vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Nga trụ vững trước 9 gói trừng phạt của phương Tây

2023-02-21 10:17

Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra tính đến nay đã gần tròn 1 năm kể từ ngày 24/2/2022. Nhờ nguồn thu kỷ lục từ xuất khẩu năng lượng, kinh tế Nga năm ngoái được xem là đã trụ vững trước 9 gói trừng phạt kinh tế của phương Tây. Tăng trưởng GDP suy giảm ở mức 2,2%.

Còn trong báo cập nhật mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, "gấu Nga" năm nay sẽ lấy lại đà tăng trưởng ở mức 0,3%, tức vượt qua cả mức tăng trưởng dự báo của 2 nền kinh tế lớn tại châu Âu là Đức và Anh. Đức tăng khoảng 0,1%, còn Anh suy giảm 0,6%. Đây là thông tin tích cực, song kinh tế Nga vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023 này khi dự báo gói trừng phạt thứ 10 sẽ được Ủy ban châu Âu thông qua ngay trong tuần này.

Có thể thấy rằng, những thách thức bên ngoài đã gây ra sự chuyển đổi nhanh hơn của nền kinh tế Nga và Nga đã ứng phó các lệnh trừng phạt tốt hơn nhiều so với mong đợi của Phương Tây. Tuy nhiên, ở thời điểm nay kinh tế Nga vẫn phải đối mặt với khó khăn khi đồng nội tệ mất giá, doanh thu xuất khẩu dầu và khí đốt giảm mạnh khiến ngân sách thâm hụt.

Kinh tế Nga trụ vững trước 9 gói trừng phạt của phương Tây - Ảnh 1.

Kinh tế Nga đã “trụ vững” trước 9 gói trừng phạt của phương Tây. Ảnh minh họa - Ảnh: The New York Times.

Trong tuần qua, đồng Ruble Nga suy yếu và đã bắt kịp mức của tháng 4 năm ngoái, với tỷ giá 80 Ruble/Euro và hơn 75 Ruble/USD. Giới phân tích nhận định, sự mất giá của đồng Ruble là do một số nguyên nhân.

Trước tiên, là sự sụt giảm mạnh về doanh thu xuất khẩu do gói trừng phạt dầu mỏ hiện tại. Thị trường đã hy vọng vào sự gia tăng nhu cầu đối với dầu từ Trung Quốc, nhưng cho đến nay điều này vẫn chưa xảy ra. Bên cạnh đó, gói trừng phạt thứ 10 sắp tới của EU đối với đối với lĩnh vực tài chính và xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng Nga cũng tác động tiêu cực đến đồng nội tệ.

Nhiều các chuyên gia cho rằng việc đồng Ruble Nga giảm giá không phải là một hiện tượng tạm thời. Rất có thể, xu hướng suy yếu của nó sẽ tiếp tục, trừ khi có điều gì đó bất thường xảy ra.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nga là quá trình không thể tránh khỏi

Gói trừng phạt thứ 10 của EU sẽ có những tác động lớn tới kinh tế Nga nếu được thông qua. Với việc nguồn thu từ dầu khí của Nga trong tháng 1/2023 giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá dầu Urals - loại dầu thô xuất khẩu chính và xuất khẩu khí đốt tự nhiên giảm. Thâm hụt ngân sách của nước này trong tháng trước là khoảng 25 tỷ USD.

Thông tin chờ đợi nhất là Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ được đọc trong hôm nay (21/2). Cả nước Nga dường như đang nín thở chờ đợi Thông điệp liên bang mà ở đó có con đường đối ngoại và định hướng phát triển kinh tế Nga.

Trước đó, Tổng thống Putin từng đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023, trước hết là đưa sự tương tác với các đối tác quan trọng lên một tầm cao mới, loại bỏ các hạn chế về hậu cần và tài chính, tăng cường tương tác thương mại và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là đẩy mạnh việc thực hiện các dự án khí đốt ở phía Đông để tăng xuất khẩu sang các nước châu Á.

Kinh tế Nga trụ vững trước 9 gói trừng phạt của phương Tây - Ảnh 2.

Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Nga. (Ảnh: Saint-Petersburg.com)

Nhà lãnh đạo Nga cũng yêu cầu củng cố chủ quyền công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến. Quan trọng nữa là đảm bảo chủ quyền tài chính đó là hệ thống tài chính trong nước phải đáp ứng các nhu cầu mà trước đây các nguồn tài chính của phương Tây đảm nhận.

Trong tất cả các kịch bản cho sự phát triển của nền kinh tế Nga, các chuyên gia đều dự tính đến áp lực trừng phạt trong 10 - 15 năm tới. Do đó, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nga là quá trình không thể tránh khỏi và cần tiếp tục, tăng đầu tư tư nhân, do nhà nước không thể có đủ nguồn lực đầu tư.

Định hướng lại dòng chảy xuất khẩu, thiết lập lại chuỗi cung ứng, tăng cường sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, tập trung nhiều hơn vào nhu cầu của thị trường trong nước với gần 150 triệu dân.

Nga khôi phục các thương hiệu nổi tiếng thời Liên Xô

Trong lúc chờ đợi giải pháp được đưa ra trong khi áp lực cấm vận sẽ tiếp tục gia tăng, Moskava đang nỗ lực thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất trong nước. Một giải pháp được nhà chức trách cho triển khai là khôi phục các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thời Liên Xô, với hy vọng những ký ức tốt đẹp trong người dân sẽ được khơi gợi và chuyển biến thành hành động tiêu thụ sản phẩm nội địa.

Tại thành phố Perm ở Nga, một nhà máy xe đạp đã tái khởi động việc sản xuất xe đạp nhãn hiệu Kama. Những chiếc xe đạp Kama màu đỏ, có thể gấp lại được từng là sản phẩm nổi tiếng của Liên Xô từ những năm 1970 - 1990. Theo đại diện nhà máy, khoảng 3.000 chiếc xe Kama sẽ được sản xuất trong năm nay.

Ông Dmitry Ponomaryov nói: Chúng tôi tập trung vào đối tượng khách hàng còn nhớ về những chiếc xe đạp Kama. Với họ, xe đạp Kama không chỉ là một chiếc xe đạp mà là hồi ức tuổi thơ của họ".

Chiếc xe đạp Kama sẽ có cải tiến so với mẫu xe thời Liên Xô cũ. Khâu hàn và sơn xe sẽ được làm tại châu Á, trong đó có Trung Quốc. Xe sẽ được bán tại Nga và Belarus. Giá tối đa là 12.700 Ruble (hơn 4 triệu đồng).

Kinh tế Nga trụ vững trước 9 gói trừng phạt của phương Tây - Ảnh 3.

Những chiếc xe đạp Kama màu đỏ, có thể gấp lại được từng là sản phẩm nổi tiếng của Liên Xô từ những năm 1970 - 1990.

Trong tháng 11/2022, Nga cũng đã khởi động lại việc sản xuất xe ô tô nhãn hiệu Moskvich ở nhà máy mà hãng Renault đã rút khỏi. Mẫu xe Moskvich chạy bằng dầu diesel có giá từ 1,97 triệu Ruble (khoảng 634 triệu đồng), trong khi mẫu xe điện có giá 3,5 triệu Ruble (hơn 1,1 tỷ đồng). Xe ô tô Moskvich là thương hiệu lớn thời Liên Xô cũ cho tới những năm 1990.

Phát biểu trong cuộc gặp với các nhà sản xuất trong nước, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, "không có gì sụp đổ" sau khi các công ty phương Tây rời Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: "Có thể ai đó nghĩ rằng mọi thứ sẽ sụp đổ, tan rã ở Nga. Nhưng không có gì như thế xảy ra cả. Không có gì sụp đổ, không có gì tan rã. Các công ty của chúng ta, các doanh nhân của chúng ta đã giành lấy cơ hội điều hành những doanh nghiệp, định hướng tiếp tục hoạt động thành công.

Tháng 7/2022, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti công bố kết quả thăm dò ý kiến người Nga về các thương hiệu thời Xô viết. Khoảng 83% người được hỏi ủng hộ việc khôi phục các thương hiệu thời Liên Xô cũ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.63432049012203202-yat-gnouhp-auc-tahp-gnurt-iog-9-court-gnuv-urt-agn-et-hnik/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Nga trụ vững trước 9 gói trừng phạt của phương Tây”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools