vĐồng tin tức tài chính 365

Giữ đà phát triển công nghiệp

2023-02-28 09:28
Công nhân một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện cho ngành ô tô - Ảnh: NGỌC HIỂN

Công nhân một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện cho ngành ô tô - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nhiều doanh nhân đã đầu tư vào công nghiệp và vươn lên nhanh chóng gần đây. Họ cần được chính sách "sát cánh" hơn để không tụt lại do biến động vĩ mô.

Tự "bơi", bán nhà đất để khởi nghiệp

Từ việc chuyên bán linh kiện cho các công ty Nhật, hai năm qua anh Nguyễn Xuân Ngọc - giám đốc Công ty cơ khí ASG - đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện cho các máy ép nhựa.

"Nhà đầu tư hỗ trợ cho tôi duy nhất đến giờ là bố tôi" - anh Ngọc cười và phân tích: lãi suất lên tới 10-12%/năm, tính không có hiệu quả nên gia đình quyết định bán đất, nhà cửa để có vốn. Để có một nhà xưởng 10.000m2, anh phải góp vốn chung với vài người bạn.

Linh kiện mà công ty sản xuất là trục vít dùng trong máy ép nhựa. Máy móc sản xuất chuyên dụng rất đắt.

Theo anh Ngọc, tìm hiểu các chính sách hỗ trợ nhưng thấy thủ tục, thời gian lâu.

"So với Trung Quốc lãi suất chỉ 3-5%, chỉ mong Việt Nam quan tâm những ngành mũi nhọn. Nếu có chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp có thêm nguồn lực đầu tư thì sau này sẽ có thêm nguồn máy móc chủ động từ Việt Nam, giảm nhập khẩu" - anh Ngọc nói.

Hỗ trợ dài hơi để giữ đà tăng trưởng

Theo ông Đào Phan Long - chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí, tiền thuê đất có vai trò lớn. Nhưng để thị trường "hấp thụ" được hiệu quả hơn, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp, khi nhiều hãng đang tính mở rộng đầu tư.

Toyota Việt Nam vừa đưa thêm 2 mẫu xe vào sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam; BMW cũng tuyên bố hợp tác với Thaco Auto để lắp ráp các mẫu xe BMW...

Ông Long cho rằng nhờ việc mở rộng sản xuất, Toyota đã triển khai các hoạt động hỗ trợ nhà cung cấp, với 1.000 sản phẩm nội địa hóa. Còn với Thaco đã công bố chiến lược đầu tư công nghiệp phụ trợ với 20 nhà máy sản xuất linh kiện quy mô lớn.

"Khi thị trường có biến động thì các chính sách phản ứng kịp thời là cần thiết để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng. Cần có các chính sách hỗ trợ như các chính sách vừa qua, nhưng thực hiện xuyên suốt, liên tục để thị trường thực sự phục hồi" - ông Long nói.

Kỳ vọng nhiều chính sách mới tạo sức bật

Theo các doanh nghiệp, đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhưng còn dàn trải, thậm chí tính khả thi không cao.

Để khắc phục những bất cập này, theo thông tin của Tuổi Trẻ, hiện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đang xây dựng dự thảo "Luật công nghiệp trọng điểm".

Luật sẽ ưu tiên, chú trọng các nguồn lực quốc gia để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, gồm: công nghiệp hỗ trợ các ngành dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, ô tô, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp vật liệu, luyện kim; công nghiệp điện tử; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp thực phẩm và sinh học...

Các giải pháp trọng tâm đang được xây dựng sẽ gồm ưu đãi đầu tư, tăng tỉ trọng công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất tại Việt Nam, nâng cao năng suất, chất lượng; hình thành các cụm liên kết với vai trò dẫn dắt của DN lớn...

Các nơi hỗ trợ công nghiệp thế nào?

* Anh: công bố kế hoạch 12 tỉ bảng Anh cho một "cuộc cách mạng công nghiệp xanh".

* Đài Loan (Trung Quốc): công bố "Kế hoạch các ngành công nghiệp sáng tạo", tổng ngân sách hỗ trợ là 3,3 tỉ USD cho 7 ngành công nghiệp trọng điểm.

* Trung Quốc: áp dụng chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" với tham vọng dẫn đầu toàn cầu 10 ngành công nghệ cao, gồm: xe điện, đường sắt và đóng tàu tiên tiến, trí tuệ nhân tạo... Họ thông qua hỗ trợ các ngành này với 1.400 tỉ USD.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 28-2, báo Tuổi Trẻ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP.HCM phối hợp tổ chức hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu", với sự tham dự của lãnh đạo trung ương và các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ; các chuyên gia, doanh nghiệp ngành công nghiệp ở trong và ngoài nước...

Tổng giám đốc tổ hợp Samsung tại Việt Nam cũng gửi bài tham luận. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của diễn đàn "Xây dựng nền công nghiệp tự chủ" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2022, nhằm tạo cầu nối góp ý, phản biện các vấn đề liên quan đến phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.

BAN TỔ CHỨC

Diễn đàn xây dựng nền công nghiệp tự chủ: Vừa vươn lên đã gặp khóDiễn đàn xây dựng nền công nghiệp tự chủ: Vừa vươn lên đã gặp khó

Trong lúc nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, cho công nhân nghỉ việc thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mảng công nghiệp hỗ trợ sau thời gian vất vả đầu tư nay "bội thu" đơn hàng, tăng tốc đầu tư nhà máy để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xem thêm: mth.4853743272203202-peihgn-gnoc-neirt-tahp-ad-uig/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giữ đà phát triển công nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools