Ông Lê Hoài Anh, con trai cả của nhà báo Hoài Sơn, cho biết cha ông đã qua đời lúc 9h40 ngày 27-2-2023 do tuổi cao, sức yếu.
Hoài Sơn: Giọng bình luận xuất sắc trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam
Nhà báo Hoài Sơn sinh năm 1945 tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trong một gia đình trí thức. Từ nhỏ, ông theo cha đi kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm học phổ thông tại Trường Lương Ngọc Quyến, ông là học sinh thông minh, lanh lợi, sớm thể hiện năng khiếu với thể thao, trong đó có bóng đá.
Trưởng thành, nhà báo Hoài Sơn theo học đại học tại Trường cán bộ Thể dục thể thao Trung ương (nay là Trường đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh).
Sau khi ra trường năm 1967, ông có thời gian công tác 17 năm tại Nhà xuất bản Thể Dục Thể Thao. Sau đó ông chuyển về làm việc tại Tổng cục Thể dục thể thao, trưởng ban biên tập tạp chí Thể Thao cho đến khi nghỉ hưu năm 2006.
Quá trình công tác trong ngành thể thao, nhà báo Hoài Sơn đã bén duyên với công việc tường thuật bóng đá trên sóng của Đài tiếng nói Việt Nam từ năm 1967.
Ông nổi trội về khả năng xử lý thông tin, trí nhớ tốt, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sống động ở tốc độ cao. Các buổi tường thuật trận đấu của nhà báo Hoài Sơn có sức lôi cuốn với thính giả nghe đài.
Trong suốt những năm 1970 đến cuối những năm 1990, giọng bình luận bóng đá tuyệt vời của nhà báo Hoài Sơn, Đình Khải... đã ghi dấu trong tim hàng triệu thính giả yêu bóng đá trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam.
Nhà báo Hoài Sơn góp công lớn cho việc ra đời Ngày Thể thao Việt Nam
Trong sự nghiệp, nhà báo Hoài Sơn còn là một trong những người đã có cống hiến mang ý nghĩa lịch sử đối với ngành thể thao.
Trong giai đoạn 1990-1991, ông cùng một số cộng sự của ngành thể thao đã tìm kiếm tư liệu, dữ kiện lịch sử để tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định lấy ngày 27-3 làm Ngày Thể thao Việt Nam.
Không chỉ là cây đại thụ trong lĩnh vực thể thao, di sản nhà báo Hoài Sơn để lại còn ở thế hệ tiếp nối. Con trai ông - ông Lê Hoài Anh chính là một trong những tổng thư ký nắm quyền dài nhất trong lịch sử Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (từ năm 2014-2022). Hiện ông Lê Hoài Anh vẫn đang công tác tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và là trợ lý chủ tịch VFF.
Trong lời tiễn biệt cha mình, ông Lê Hoài Anh chia sẻ: "Và thưa các bạn, tiếng còi của trọng tài đã vang lên kết thúc trận đấu giữa Công An Hà Nội và Thể Công trên sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội. Kết quả trận đấu là 1-1, bàn thắng chia đều cho cả hai đội.
Buổi tường thuật trực tiếp được thực hiện bởi Hoài Sơn, Đình Khải, Xuân Bách, Trần Kiên và Trung tâm kỹ thuật của Đài tiếng nói Việt Nam.
Ký ức về những buổi tường thuật bóng đá trên sân vận động Hàng Đẫy hiện về như mới vừa ngay đây. Hôm nay 27-2-2023, tiếng nói ấy đã ngưng lại. Xin được vĩnh biệt bố!".
TTO - 23h đêm 8-12, cuộc họp đầu tiên của ban chấp hành VFF khóa 8 đã diễn ra ngay sau khi Đại hội VFF kết thúc. Tại cuộc họp, ông Lê Khánh Hải, tân chủ tịch VFF, đã bổ nhiệm ông Lê Hoài Anh (tổng thư ký VFF khoa 7) tiếp tục giữ chức tổng thư ký khóa
Xem thêm: mth.69634830182203202-iod-auq-nos-iaoh-cal-iol-ad-gnob-neiv-naul-hnib/nv.ertiout