vĐồng tin tức tài chính 365

Công nhân khởi kiện tổng giám đốc công ty chây ì nợ bảo hiểm xã hội, tiền lương

2023-02-28 14:18
Công nhân khởi kiện tổng giám đốc công ty chây ì nợ bảo hiểm xã hội, tiền lương - Ảnh 1.

Không chỉ bị nợ bảo hiểm xã hội, nhiều người lao động còn bị nợ lương nhiều tháng liền - Ảnh: NAM TRẦN

Tại Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động (Công đoàn Hà Nội), chị Lê Thị Hiền - chủ tịch công đoàn nhà máy dệt Công ty CP Dệt 19-5 tại Duy Tiên (Hà Nam) - ngậm ngùi lật từng tờ đơn khiếu nại, văn bản trả lời của cơ quan chức năng, biên bản làm việc về vấn đề nợ bảo hiểm xã hội.

Nợ bảo hiểm xã hội triền miên

Nói về một biên bản làm việc, chị Hiền cho hay lãnh đạo công ty và người lao động thống nhất trả lương tháng 7, 8-2022 trong tháng 11-2022.

Còn lương tháng 9, 10-2022, doanh nghiệp sẽ trả trong tháng 12-2022. Thỏa thuận là thế nhưng đến nay, nhiều người phải đến công ty khác làm thời vụ, lương vài triệu đồng/tháng vì chưa thể chốt sổ bảo hiểm xã hội, không được trả lương. Thậm chí, có nhân viên khối văn phòng bị nợ hơn nửa năm tiền lương, phải vay mượn để nuôi con, chi trả sinh hoạt phí.

Theo một báo cáo của Bảo hiểm xã hội Duy Tiên, Công ty CP Dệt 19-5 Hà Nội tại Hà Nam đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... cho 190 lao động.

Tuy nhiên, công ty không đóng các loại bảo hiểm hằng tháng dẫn tới số tiền chậm đóng đến tháng 9-2022 gần 12,3 tỉ đồng. Cụ thể, công ty mới thực hiện đóng cho người lao động các quỹ bảo hiểm y tế đến hết tháng 2-2021, bảo hiểm xã hội đến hết tháng 2-2019...

Bảo hiểm xã hội Duy Tiên nêu rõ hằng tháng gửi công văn đôn đốc, làm việc trực tiếp với lãnh đạo công ty về việc phải đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động nhưng công ty chưa thực hiện.

Ngày 21-6-2021, đoàn thanh tra Bảo hiểm xã hội Hà Nam đã thanh tra và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và kiến nghị UBND tỉnh Hà Nam xử phạt hành vi vi phạm hành chính.

Theo lãnh đạo Công ty Dệt 19-5 tại Hà Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine... nên đơn hàng giảm mạnh, việc làm cho cán bộ công nhân viên không ổn định.

"Do vậy, việc nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động bị ảnh hưởng. Công ty đang nỗ lực, cố gắng có đơn hàng để phục hồi sản xuất để có việc làm, nguồn lực nộp dần bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chúng tôi mong các ban ngành, người lao động cố gắng chia sẻ cùng công ty để ổn định lại sản xuất, có nguồn thu", vị lãnh đạo này nói.

Công nhân khởi kiện tổng giám đốc công ty chây ì nợ bảo hiểm xã hội, tiền lương - Ảnh 3.

Người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội Công ty CP Dệt 19-5 tại Hà Nam làm việc với lãnh đạo Công đoàn ngành dệt may Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Kiện thắng, chưa chắc lấy được tiền

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Hoàng Thị Thu Hồng - phó chủ tịch Công đoàn ngành dệt may Hà Nội - cho biết Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động sẽ giải đáp thắc mắc, tư vấn giúp người lao động tại công ty trên thủ tục khởi kiện tổng giám đốc doanh nghiệp vì nợ bảo hiểm xã hội và tiền lương của người lao động.

"Trách nhiệm của lãnh đạo công ty này là thanh toán nghĩa vụ lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Qua nắm bắt, tổng giám đốc công ty rất hợp tác khi làm việc nhưng không hợp tác khi thực hiện với lý do không có tiền", vị này chia sẻ.

Theo bà Hồng, doanh nghiệp đưa ra lộ trình chi trả rõ ràng nhưng chỉ dừng ở hứa hẹn. Điều đó khiến UBND tỉnh Hà Nam đã có quyết định xử phạt 150 triệu đồng về việc nợ bảo hiểm xã hội.

Nhấn mạnh nhiều lần đối thoại nhưng doanh nghiệp vẫn chây ì, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động đang hướng dẫn người lao động các bước thu thập đơn thư, hồ sơ để khởi kiện tổng giám đốc công ty này.

"Chúng tôi cũng tính đến khả năng kể cả khi công nhân thắng kiện thì thi hành án sẽ rất khó khăn. Thực tế tài khoản của ông Minh (tổng giám đốc công ty - PV) không có tiền và đã bị các ngân hàng phong tỏa từ rất lâu", bà Hồng bày tỏ.

Nói về đời sống người lao động khi bị nợ bảo hiểm xã hội và tiền lương, vị phó chủ tịch công đoàn này chua xót cho rằng nhiều người thất nghiệp không có tiền chi tiêu, cuộc sống khốn khó.

"Có những doanh nghiệp chấp nhận cho người lao động có thể đóng nối bằng cách là cung cấp số bảo hiểm xã hội, nhưng có đơn vị yêu cầu phải có sổ bảo hiểm xã hội.

Nhiều trường hợp sinh con, thai sản, ốm đau không có thẻ bảo hiểm y tế để đi khám, không được thanh toán ra viện. Trong tháng 3 này, có một bạn không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nghỉ sinh sẽ không được hưởng thai sản, thanh toán giường nằm, hỗ trợ y tế…" - bà Hoàng Thị Thu Hồng bộc bạch.

Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Làm gì khi người lao động bị Làm gì khi người lao động bị 'trốn đóng' BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?

TTO - Năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoãn thu phí bảo hiểm quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng nhân đà này, nhiều doanh nghiệp đã 'trốn đóng' bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Xem thêm: mth.93773128082203202-gnoul-neit-ioh-ax-meih-oab-on-i-yahc-yt-gnoc-cod-maig-gnot-neik-iohk-nahn-gnoc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Công nhân khởi kiện tổng giám đốc công ty chây ì nợ bảo hiểm xã hội, tiền lương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools