vĐồng tin tức tài chính 365

Bức tranh du lịch Việt Nam mùa COVID-19 thứ 3: Trong cái khó, phải ló cái khôn?

2021-02-25 09:45

Dự báo tiếp tục đối mặt thêm một năm đầy khó khăn do dịch bệnh, du lịch nội địa vẫn sẽ là chiến lược trọng tâm của ngành công nghiệp không khói của Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, cơ hội phát triển của du lịch nội địa sẽ không có nhiều thuận lợi nếu không có những định hướng cụ thể, phù hợp và sự đầu tư đúng mức.

Lại thêm một năm “vượt khó”

Nếu như năm 2020 khó khăn chồng chất do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, năm 2021 theo dự báo của các chuyên gia, ngành du lịch không có quá nhiều cơ hội mà chỉ hoạt động cầm chừng, chờ thời cơ đến.

Số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), 45% chuyên gia nhìn nhận năm 2021 sẽ có diễn biến tích cực hơn, 25% không chắc chắn và 30% đánh giá tiêu cực. Đây được cho là một dự đoán đáng quan ngại cho ngành du lịch trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, chỉ số lòng tin vào sự hồi phục trở lại của ngành du lịch cũng đang ở mức thấp kỷ lục, khi chỉ đạt 19 điểm trên thang điểm 200, do sự tàn phá nặng nề của đại dịch COVID-19.

Chỉ tính riêng năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm đến gần 80% so với năm 2019. Khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%, kéo theo đó là nhiều hệ lụy kinh tế khiến cho các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng… buộc phải đóng cửa. Tổng thiệt hại của ngành du lịch do ảnh hưởng dịch COVID-19 trong năm 2020 lên đến con số 23 tỉ USD, tương đương với 530 nghìn tỉ đồng.

Sau năm 2020 lao đao đến kiệt sức, khi dịch bệnh bùng phát trở lại, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục hứng chịu những khủng hoảng nối tiếp. Theo ông Đặng Thanh Tùng - Giám đốc Cty CP Du lịch Tân Thế giới (New World Travel) nhìn nhận, dịch bệnh đợt 3 xuất hiện như một cú đánh bồi khiến cho ngành du lịch đã yếu càng thêm đuối, nhất là khi dồn nguồn lực và hy vọng vào dịp Tết Tân Sửu “tan thành mây khói”, khi phần lớn khách đã đặt cọc, các hợp đồng chuẩn bị hay vừa ký hết đều dừng lại gần như 100%.

“Tuy vẫn luôn chuẩn bị tâm thế bình tĩnh đón nhận khi dịch bệnh bùng phát trở lại nhưng phải nói rằng, doanh nghiệp lữ hành bây giờ kiệt quệ và lâm vào tình trạng thái nản. Thiệt hại đi kèm sự mệt mỏi khi liên tục phải đưa ra quyết định, xử lý các trường hợp đổi/trả dịch vụ tour với khách hàng, các nhà cung cấp (hàng không, khách sạn, vận chuyển…). Ngược lại, đây cũng là thời điểm đánh dấu buộc nhiều doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, sáng tạo và biến “trong nguy có cơ” để sống sót, cố gắng duy trì trong năm 2021”, ông Đặng Thanh Tùng nói.

Phát triển du lịch nội địa trong ngắn hạn

Do dịch bệnh phức tạp, du lịch nội địa vẫn là lợi thế và cứu tinh cho nhiều doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong năm 2021. Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Nguyễn Ngọc Thiện nêu quan điểm rằng, một trong những hướng đi vững chắc của ngành du lịch Việt Nam chính là tiếp tục phát triển du lịch nội địa trong thời gian ngắn hạn, cũng như tập trung triển khai thêm nhiều chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút du khách trong nước với tiêu chí du lịch an toàn, đảm bảo sức khỏe với các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chặt chẽ.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo Tổng cục Du lịch cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sắp tới như: Xúc tiến quảng bá du lịch các địa phương, khai thác hiệu quả các điểm đến mới có sản phẩm du lịch hấp dẫn; Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để kịp thời khai thác có hiệu quả thị trường khách quốc tế khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu...

Ông Đặng Thanh Tùng nhận định trong vòng ít nhất là 2 năm tới, du lịch nước ngoài (Outbound) và thị trường khách nước ngoài (Inbound) vẫn khó có thể hoạt động trở lại được. Vì thế, du lịch nội địa chính là thị trường trọng tâm: “Cùng định hướng, hành động đúng đắn của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch như hiện nay, tôi tin rằng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế và nhu cầu du lịch của người dân sẽ quay trở lại mạnh mẽ”.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành bày tỏ sự kỳ vọng, dưới sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong quý I và quý II sẽ cố gắng tập trung phục hồi ngành du lịch Việt Nam bằng nhiều hình thức, từng bước đưa ngành công nghiệp không khói trở lại.

122.000 lượt khách đến Hà Nội dịp Tết Tân Sửu 2021

Theo thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua là 122 nghìn, đạt khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Ví dụ Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón khoảng 18,5 nghìn lượt (đạt 40% so với năm 2020), vườn thú Hà Nội - 12,3 nghìn lượt (86%), Hoàng thành Thăng Long - 15 nghìn lượt, 50%)… Khi có chỉ đạo của UBND thành phố, các điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội đều tạm dừng hoạt động hoặc huỷ các sự kiện đón Tết.

Xem thêm: odl.723388-nohk-iac-ol-iahp-ohk-iac-gnort-3-uht-91-divoc-aum-man-teiv-hcil-ud-hnart-cub/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bức tranh du lịch Việt Nam mùa COVID-19 thứ 3: Trong cái khó, phải ló cái khôn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools