vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có phải cứ có tiền sẽ mua được?

2021-02-25 22:00

Mới đây, trong buổi quyên góp cho Quỹ chung một tấm lòng tại đài truyền hình HTV hỗ trợ toàn dân tiêm ngừa vắc xin Covid-19, bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ Tịch HĐQT PNJ tiết lộ, đã chỉ đạo cho các phòng ban chức năng của PNJ sớm tìm kiếm nguồn vắc xin, phối hợp với các đơn vị chức năng để tiêm phòng miễn phí cho toàn bộ nhân viên của công ty.

Bà Dung còn cho biết, ngay từ những ngày đầu khi dịch bùng phát trong nước cho đến nay, PNJ đã luôn chủ động trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Điều đó giúp nhân viên vừa bảo vệ sức khỏe nhưng vẫn duy trì mức độ ổn định công việc và đảm bảo thu nhập cho toàn thể nhân viên PNJ.

PNJ cũng cấp phát khẩu trang kháng khuẩn cho các nhân viên, trang bị nước sát khuẩn, vệ sinh diệt khuẩn văn phòng, hội sở cũng như các CH, chi nhánh. PNJ yêu cầu nhân viên khai báo y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe...

Trong năm 2020, trước sự bùng phát trở lại của Covid tại Đà nẵng, PNJ đã nhanh chóng phát động chiến dịch kêu gọi, vận động toàn thể công ty chung tay đóng góp hỗ trợ cho các nhân viên PNJ tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Trước đó, chúng ta đã thấy nhiều doanh nghiệp và địa phương có ý định tương tự như PNJ là Đại học FPT, Coteccons, BIDV hay các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng.

Cách đây chưa lâu, Đại học FPT cho biết, họ đã lên kế hoạch mua 100.000 liều vắc xin Covid-19 cho toàn bộ cô thầy giáo/cán bộ và học của trường, chi phí dao động 80-100 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có tiển sẽ mua được?! - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT – ông Lê Trường Tùng, cho hay: Trường không đặt yêu cầu chỉ mua vắc xin của một nước hay khu vực nhất định vì sẽ gây chậm trễ trong việc gom đủ số lượng. Thay vào đó, họ sẽ mua vắc xin đạt chất lượng, do các tổ chức y tế uy tín kiểm định, đến khi đủ số lượng đề ra.

"Chúng tôi đã có kế hoạch và đang liên hệ các nguồn cung cấp khả dĩ. Với mong muốn ai cũng được tiêm vắc xin, chúng tôi sẽ tiêm miễn phí như một dạng hỗ trợ sinh viên và giảng viên, với nguồn kinh phí từ quỹ phát triển của trường.

Tôi nghĩ từ tháng 6 trở đi, việc mua vắc xin sẽ dễ dàng hơn do các nước bắt đầu tiêm xong cho công dân của mình, dư thừa để xuất khẩu. Hy vọng kế hoạch này sẽ hoàn thành cuối năm nay", ông Tùng tiết lộ.

Theo nguồn tin chúng tôi có được, trước kỳ nghỉ Tết âm lịch, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons đã làm việc với Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC) để đăng ký mua vắc xin Covid-19 cho 8.000 Cán bộ nhân viên (CBNV) cùng người thân và gia đình.

Cụ thể hơn, theo bà Trần Thị Liễu Vinh - Giám đốc Quản trị nguồn nhân lực Coteccons, công ty đã lên kế hoạch về chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 cho CBNV với khoảng 8.000 người, trong đó 2.000 người là của Coteccons và Unicons (đơn vị thành viên Coteccons), số còn lại là người thân (vợ/chồng, con) của họ.

Nối gót đồng nghiệp, BIDV vừa liên hệ với Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng để đăng ký mua vắc xin Covid-19 hỗ trợ cán bộ nhân viên và người thân phòng dịch Covid-19. Số lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng hiện nay khoảng 25.000 người. Trong đợt tiêm phòng lần này, BIDV dự kiến hỗ trợ mỗi nhân viên của BIDV cùng với 4 người thân. Kinh phí cho việc mua vắc xin phòng Covid-19 được trích từ nguồn Quỹ phúc lợi của ngân hàng.

Về tỉnh thành, hiện đã có Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng đăng ký mua vắc xin để tiêm phòng cho người dân trong tỉnh/thành phố.

Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có tiển sẽ mua được?! - Ảnh 2.

Bình Dương có rất nhiều người dân là lao động nhập cư đang làm việc trong các khu công nghiệp. Ảnh: Văn Thuật

Theo Sở Y tế Đồng Nai, để chủ động giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do Covid-19, đảm bảo miễn dịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương mua vắc xin ngừa Covid-19 để tiêm cho toàn dân.

Cụ thể, Sở Y tế đề xuất trích nguồn kinh phí của địa phương để mua vào khoảng 6,2 triệu liều vắc xin tương ứng với 3,1 triệu dân (mỗi người tiêm 2 liều). Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh có văn bản kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ nguồn mua vắc xin và hỗ trợ các thủ tục để tỉnh sớm triển khai thực hiện.

Cùng ngày, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cũng cho biết: sẽ có văn bản đề xuất UBND tỉnh trích ngân sách mua vắc xin ngừa Covid-19 để tiêm miễn phí cho người trên địa bàn tỉnh. Bình Dương hiện có hơn 2,5 triệu dân đang sinh sống và làm việc, trong đó hơn một nửa là người lao động nhập cư. Sở Y tế Bình Dương đang phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét đề xuất đối tượng được tiêm vắc xin miễn phí và thời gian thực hiện.

Các tỉnh đều bỏ tiền túi ra để mua vắc xin, còn chỉ nhờ các cơ quan chức năng hỗ trợ nguồn cung thích hợp. Như Quảng Ninh, theo bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND, thì tỉnh này đã quyết nghị dành 530 tỷ đồng để xin đóng góp với Chính phủ lo việc tiêm vắc xin cho người dân trên toàn quốc, trong đó có các lực lượng ưu tiên.

Nhưng, có phải có tiền sẽ mua được vắc xin Covid-19?

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều thì đủ nhu cầu. Theo tình hình thực tế, trong trường hợp xấu nhất, Việt Nam vẫn có thể gom được khoảng 90 triệu liều trong năm 2021 và tiếp tục gom trong năm 2022; ngược lại, nhiều khả năng sẽ đạt chỉ tiêu 150 triệu liều.

Hiện tại, đã có 60 triệu liều được đặt mua và được chấp nhận; 30 triệu liều trong số đó được cung cấp bởi AstraZeneca, lô đầu tiên gồm gồm 117.000 liều, có giá khoảng 12 tỷ đồng đã được đưa về Việt Nam và cất vào hệ thống kho chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.

Lộ trình mua 90 triệu vắc xin trong năm 2021 cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguồn của COVAX Facility khoảng 30 triệu liều. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để trong năm 2021 có đủ 30 triệu liều này.

Thứ hai, nguồn vắc xin của AstraZeneca. Hôm 23/2, Bộ Y tế đã đàm phán lần cuối cùng với AstraZeneca và Công ty VNVC. Lô 30 triệu liều vắc xin này được Bộ Y tế mua của AstraZeneca thông qua công ty VNVC.

Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có tiển sẽ mua được?! - Ảnh 3.

Lô vắc xin Covid-19 với 117.000 liều đã về đến Việt Nam và sau khoảng 1 tuần kiểm định chất lượng, sẽ được tiêm cho đối tượng ưu tiên trước. Ảnh: L.N

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc VNVC, cũng tiết lộ: với sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Y tế, VNVC đã thoả thuận phân phối vắc-xin từ AstraZeneca về Việt Nam. Qua nhiều vòng thẩm định về kho lạnh, tiêu chuẩn của hệ thống tiêm chủng vắc xin cũng như nguồn lực tài chính, đối tác mới chấp nhận để VNVC phân phối vắcxin về Việt Nam.

"Khi ký hợp đồng này, chúng tôi đã phải đặt cọc số tiền hơn 650 tỷ đồng, một con số không nhỏ. Tuy nhiên, lô vắc-xin về sớm hơn dự kiến này là một tín hiệu tích cực", ông Ngô Chí Dũng cho hay. Theo ông, đây là quyết định mạo hiểm của VNVC, vì trong hợp đồng nêu rõ: vắc xin vẫn khan hiếm và sẽ được phân phối về Việt Nam từ giữa năm 2021. Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được vắc xin từ AstraZeneca.

"Liên minh châu Âu phản ứng dữ dội khi các nước trong khối đang cần vắc xin, việc AstraZeneca của Anh chia sẻ vắc-xin COVID-19 cho một đơn vị ngoài châu Âu trong lúc dầu sôi lửa bỏng là điều khó chấp nhận. Nhưng rốt cuộc, chúng ta cũng có được vắc-xin, đó là điều quan trọng hơn cả", một vị đại diện tiết lộ.

Thứ ba, vắc xin của Pfizer. Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán, khả năng trong năm 2012, Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều. Bộ Y tế xin chủ trương huy động xã hội hóa cho việc tiếp cận nguồn vắc xin này.

Với số lượng vắc xin đủ nhu cầu sử dụng trong nước kể trên, chi phí mua vắc xin dự tính lên đến 1 tỉ USD. "Nguồn tài chính mua vắc xin sẽ sử dụng cả ngân sách trung ương, địa phương và một phần xã hội hóa. Hiện đã có một ngân hàng chuyển 21 tỉ tới quỹ vắc xin. Một số doanh nghiệp lớn khác cũng sẵn sàng tham gia quỹ này", một chuyên gia của Bộ Y tế thông tin thêm.

Thứ tư, vắc xin Sputnik V của Nga. Bộ Y tế cũng đang tích cực đàm phán. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ họp hội đồng cấp phép cho vắc xin của Nga. Nhà sản xuất thông báo có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 60 triệu liều.

Ngoài ra, Bộ Y tế, các tập đoàn, công ty khác không kinh doanh trong lĩnh vực y tế cũng đang thúc đẩy đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin khác.

Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có tiển sẽ mua được?! - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: chinhphu.vn

"Như vậy, trong năm 2021, nếu tất cả mọi thứ đều thuận lợi, chúng tôi đảm bảo không thiếu vắc xin. Bộ Y tế đang hết sức nỗ lực để triển khai tiêm. Có thể nói rằng, chúng ta triển khai trong đợt này là đợt tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay với trên 100 triệu liều. Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong ngành y tế và ngoài ngành tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Với những thông tin mà chúng ta vừa có ở trên, thì rõ ràng việc mua vắc xin Covid-19 là không dễ, ngay cả với người mua là một đất nước – như Việt Nam. Thế nên cho dù doanh nghiệp hay địa phương có tiền, vẫn chỉ có thể góp tiền vào quỹ chung cho Bộ Y tế và khi Việt Nam có vắc xin với số lượng lớn, sau khi các lực lượng ưu tiên đã tiêm phòng hết, mới đến lượt các bên đã góp kinh phí.

Thế nên, hầu hết doanh nghiệp và tỉnh thành đều tìm đến VNVC hoặc Bộ Y tế chứ hiếm ai nói mình sẽ tự mua. Không doanh nghiệp/tỉnh thành nào có thể tự mua vắc xin ở thời điểm bây giờ!

Tuy nhiên, vẫn có một nguồn mà doanh nghiệp hay các tỉnh thành giàu có có thể hy vọng: vắc xin được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là câu chuyện thời gian, nếu các công ty dược phẩm ở Việt Nam thành công, thì phải tới 2022 mới có thể ra mắt thị trường.

Về lộ trình cung cứng vắc xin:

Quý I - dự kiến có 1,3 triệu liều, trong đó 117.000 liều đã về ngày 24/2, số còn lại về trong tháng 3; Quý II - dự kiến có 9,5 triệu liều; Quý III có 25,9 triệu liều; Quý IV có 51,1 triệu liều. Tổng số liều là 90 triệu.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin về 117.000 liều đã sẵn sàng. Số lượng vắc xin này sẽ được tiêm cho các đối tượng là nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19; tiếp đến là lực lượng biên phòng đang làm nhiệm vụ tại các chốt, lực lượng công an tại các khu vực cách ly phong tỏa, lực lượng lấy mẫu, truy vết, lực lượng phòng chống dịch thuộc các tổ COVID-19 cộng đồng, các phóng viên tác nghiệp tại khu vực có dịch... Đầu tháng 3 sẽ tiến hành tiêm số vaccine này.

Cuối tháng 3 sau khi có thể thêm 1.2 triệu liều; số vắc xin này sẽ ưu tiên đối tượng tiêm là người có nguy cơ, vùng có nguy cơ.

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.30812153152201202-coud-aum-es-neit-oc-uc-iahp-oc-ueil-gnuhn-91-divoc-nix-cav-aum-noum-cun-on-gnouhp-aid-av-peihgn-hnaod-ueihn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều doanh nghiệp và địa phương nô nức muốn mua vắc xin Covid-19, nhưng liệu có phải cứ có tiền sẽ mua được?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools