vĐồng tin tức tài chính 365

Đâu chỉ chờ sau tai nạn!

2022-03-01 12:23
Đâu chỉ chờ sau tai nạn! - Ảnh 1.

Du khách đi thuyền tham quan hồ Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Q.ĐỊNH

Chiều ngày 26-2, tàu du lịch chở 39 khách, trên đường từ Cù Lao Chàm (Quảng Nam) về lại đất liền đã bị chìm ở biển Cửa Đại, cách bờ chừng 3km, 17 người lâm nạn. 

Biết rằng, làm dịch vụ không thể an toàn tuyệt đối nhưng có thể hạn chế tối đa nếu quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, ý thức tốt nhất và chấp hành các quy định về an toàn. Du khách có thể từ chối xuống tàu nếu chưa đảm bảo an toàn, thiếu các phương tiện cứu sinh và không được hướng dẫn thoát hiểm. Vụ tai nạn này, thêm một lời nhắc những bất ổn có thể dẫn đến tai nạn trên từng chuyến du lịch. Cần được lưu tâm quản lý chặt chẽ hơn từ phương tiện (tàu xe), kỹ năng người vận hành đến các vấn đề địa hình tự nhiên của điểm đến.

Thông tin từ báo chí, bước đầu chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết: "Ngày 26-2 có sóng to, gió lớn nhưng chưa tới mức cấm tàu xuất bến. Tàu chạy đúng tốc độ, chở đúng số lượng quy định. Nguyên nhân ban đầu là tàu đụng cồn cát mới nổi, mắc cạn, bị sóng đánh, hành khách bị kẹt không ra được...".

Vấn đề được lưu ý là "cồn cát mới nổi". Mới là bao lâu? Các tài công có biết để tránh không? Nếu đụng cồn cát, tàu mắc cạn, mực nước nơi đó sâu bao nhiêu? Khi tàu lật nghiêng, thuyền viên trên tàu và tài công xử lý thế nào?

"Tất cả hành khách đều mặc áo phao", chuyện này cũng gợi ra nhiều điều đáng nói về thực tế du khách mặc áo phao. Nếu áo phao vừa size, được cài nút đúng cách thì xuống nước không sợ chìm. Ngược lại, mặc không đúng cách, không cài nút... có khi áo phao thành vật cản cứu sinh. Và tử nạn khi có áo phao cũng không chỉ trong vụ này.

Cần xác minh việc trên tàu có búa cứu sinh ở các ô cửa không? Việc này đang rất bị xem thường. Không chỉ ở tàu thuyền mà các xe chở khách, nhất là xe giường nằm hầu như không có búa phá cửa kính để khách thoát thân khi gặp nạn. Gần như không có việc hướng dẫn và kiểm tra an toàn cho du khách trước khi tàu, xe xuất bến.

Khi gặp nạn, cả tài xế, phụ xế lẫn tài công, thuyền viên phải là nhân viên cứu hộ. Tổ lái và thủy thủ đoàn là những người rời phương tiện sau cùng. Nếu được huấn luyện kỹ năng và có bản lĩnh, thuyền viên sẽ bình tĩnh hướng dẫn, giúp mọi người phá cửa thoát thân, trước khi tàu chìm hẳn. Làm được vậy, thương vong sẽ hạn chế tối đa...

Ngay sau sự cố chìm tàu nghiêm trọng này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công an; Cục Cảnh sát giao thông chỉ đạo các địa phương "Yêu cầu rà soát, kiểm tra thực trạng hoạt động vận tải hành khách liên quan đến phương tiện thủy nội địa gồm các tuyến cố định, ngang sông, dọc sông, du lịch, lễ hội..." (TTXVN 27-2-2022). Việc này cần được làm thường xuyên và cả đột xuất, không cần phải nhắc nhở. Nhiệm vụ của quản lý là đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách, người tham gia giao thông lẫn phương tiện, tài sản.

Tôi từng tham gia chuyến đi rừng ngập mặn bằng canô ở một nước Đông Nam Á từ 20 năm trước. Khi đó, trước lúc xuất bến, cảnh sát giao thông đường thủy xuống kiểm tra mỗi người, từ cách mặc đến gài nút, xong mới ký vào lệnh để canô xuất bến. Mấy mươi năm nay, việc mặc áo phao khi đi ghe thuyền vẫn được chăng hay chớ, chưa có biện pháp chế tài nghiêm khắc.

Vì sao? Nghĩ cho cùng vì mình vẫn xuề xòa, coi thường những nguyên tắc đảm bảo an toàn mỗi chuyến đi. Điều này dễ thấy ở du khách, con người và phương tiện ở các dịch vụ du lịch và cả trong việc quản lý du lịch ở rất nhiều nơi.

Vụ chìm ca nô du lịch ở Cửa Đại: Loại tàu đóng kín, gặp nạn khó thoátVụ chìm ca nô du lịch ở Cửa Đại: Loại tàu đóng kín, gặp nạn khó thoát

TTO - Các lái tàu và cơ quan chức năng TP Hội An có chung nhận định loại tàu đang khai thác chở khách ra vào Cù Lao Chàm hiện là loại tàu đóng kín, rất khó cứu nạn khi gặp sự cố.

Xem thêm: mth.94862729182202202-nan-iat-uas-ohc-ihc-uad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đâu chỉ chờ sau tai nạn!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools