vĐồng tin tức tài chính 365

Phục hồi kinh tế: Bắt đầu từ đâu? Như thế nào? Ra sao?

2022-03-02 08:50

Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại cho nền kinh tế nước ta khoảng 37 tỉ USD trong 2 năm 2020 và 2021, theo đánh giá của Ban Kinh tế trung ương. Còn theo Tổng cục Thống kê, trong quý 4-2021, cả nước còn hơn 24,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó có 2,3 triệu người bị mất việc làm và 16,9 triệu người bị giảm thu nhập do mất việc hoặc giảm giờ làm.

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 2.

Từ kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2021, Tổng cục Thống kê ước tính thu nhập bình quân một người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73.000 đồng so với năm 2020. Số lao động có việc làm quý 4-2021 dần tăng trở lại, chủ yếu là tăng ở nhóm người có việc làm phi chính thức với đặc trưng công việc bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp. Như vậy, thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục song chưa ổn định và chưa bền vững.

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra những gói hỗ trợ quy mô lớn với cả DN và người lao động, song vẫn không thể khỏa lấp được những mất mát, khó khăn của DN và người lao động do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 khiến hàng chục nghìn DN tạm ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa, phá sản. Với người lao động, đặc biệt là lao động di cư, mất việc làm đồng nghĩa với mất thu nhập.Những người khác thì lo "chúng em không đủ sống, phải trả tiền trọ, tiền điện, nước và tiền ăn, đủ thứ phải chi tiêu trong khi lương thấp". 

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 3.

Nhu cầu trang trải cuộc sống, các chi phí tăng thêm do giá cả leo thang, chi phí đi lại, đầu tư thêm phương tiện học tập cho con và chăm sóc con cái trong điều kiện nhà trường đóng cửa, học sinh phải học trực tuyến trong thời gian dài đã bào mòn khả năng kinh tế của các hộ gia đình. Đại dịch Covid-19 làm nhiều người lao động và gia đình họ rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, thậm chí chạm đến "ngưỡng sinh tồn". Một khảo sát ở Bình Dương cho thấy 75% số người lao động phải cắt giảm lương thực tới mức tối thiểu, thậm chí 2,4% cắt giảm tới dưới mức tối thiểu cần thiết. 

Đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu tích cực về sự khởi sắc và phục hồi của các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hiệp hội Dệt may VN dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 có thể đạt từ 41 tỉ USD (tăng 5% so với cùng kỳ năm trước) nếu dịch bệnh giảm dần trong quý 2-2022, đến 43 tỉ USD (tăng 10% so với cùng kỳ trước) nếu dịch bệnh giảm dần trong quý 1-2022. Hiệp hội Da giày, túi xách VN dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, túi xách đạt khoảng 23-25 tỉ USD, tăng 10-15% so với năm 2021.

Với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, giao thông đi lại được nới lỏng, nhiều người lao động dễ dàng quay trở lại làm việc. Nhiều DN đã trở lại sản xuất gần như ở mức bình thường so với trước đại dịch. Tại TP.HCM, 96% lao động quay trở lại làm việc sau tết (Tuổi Trẻ ngày 10-2-2022). Tại Hà Nội, trên 90% số lao động quay trở lại làm việc sau Tết (Lao Động ngày 8-2-2022). 

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 4.

Nhưng trong khi nhiều DN đã đưa ra các chính sách, gói hỗ trợ để người lao động sớm ổn định nơi ăn chốn ở và điều kiện sinh hoạt như tăng lương, cho ứng trước tiền lương, hỗ trợ về nhà ở, chi phí đi lại, tiền ăn..., vẫn còn những tranh chấp lao động diễn ra tại một số DN mà vụ việc điển hình là cuộc đình công của hơn 5.000 công nhân Viet Glory (Nghệ An) tuần rồi. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân sâu xa của tình hình là do Chính phủ không điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ năm 2021, nên tiền lương cơ bản, tiền phụ cấp và thu nhập của người lao động thấp, không đảm bảo cuộc sống.

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 5.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp, các DN phải gồng mình để chống dịch, duy trì sản xuất để tồn tại, Chính phủ quyết định không tăng lương tối thiểu năm 2021 và mức lương tối thiểu vùng năm 2022 đang tiếp tục thực hiện theo nghị định 90/2019/NĐ-CP. Nhiều năm qua, hầu hết DN đều lấy mức lương tối thiểu vùng này làm căn cứ điều chỉnh tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động, do đó việc không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đã thực sự ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động. 

Đại dịch bộc lộ ra nhiều vấn đề đối với người lao động, với DN và cả về chính sách. Với người lao động, vấn đề không chỉ tiền lương, quan trọng hơn là việc làm thỏa đáng với cơ hội việc làm năng suất cao, thu nhập xứng đáng, được đảm bảo an toàn, ổn định tại nơi làm việc và gắn với an sinh xã hội cho họ và cả gia đình họ. Người lao động cũng mong đợi công đoàn cơ sở có thể hỗ trợ họ trong làm việc với chủ sử dụng lao động. Đối với DN, ổn định sản xuất chỉ có được khi người lao động đồng tình và ủng hộ các quyết định của DN. Do đó DN cần thay đổi tư duy và quan điểm đối với người lao động.  

Ngày nay, nhiều DN coi người lao động và kỹ năng của họ là tài sản của mình, không phải là lao động làm thuê theo cách hiểu truyền thống. Là tài sản của DN, người lao động cần được quan tâm, bảo vệ, được chăm sóc, đào tạo tốt hơn để tài sản này trở nên giá trị hơn và mang lại nhiều lợi nhuận cho DN. Đại dịch đã bộc lộ những lỗ hổng trong chính sách lao động việc làm và an sinh xã hội.

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 6.

Ngoài ra, việc hiểu đúng và vận dụng chính sách phù hợp là cần thiết đối với cả người quản lý, DN và người lao động. Luật pháp lao động quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất mà các chủ sử dụng lao động không được trả thấp hơn cho người lao động. Luật pháp lao động cũng quy định về đối thoại xã hội, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể, trong đó hai bên có thể tự do thương lượng các vấn đề về thời giờ làm việc, mức lương thực trả cao hơn mức lương tối thiểu, phụ cấp và các chế độ phúc lợi xã hội khác theo hướng có lợi cho cả người lao động và DN.  

Điều này có nghĩa chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội tại DN có thể được điều chỉnh phù hợp với điều kiện DN không phụ thuộc vào việc Nhà nước có điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay không. 

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 7.

Đối thoại và thương lượng tập thể là một cơ chế hiệu quả trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Nhưng để đối thoại và thương lượng tập thể thực chất và hiệu quả, công đoàn cơ sở (đại diện người lao động) phải có địa vị đối thoại thực sự, tức được phía quản lý DN công nhận và tôn trọng. Giữa công đoàn và quản lý DN phải có đầy đủ thông tin về đối thoại và đối thoại cần diễn ra thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo mối liên hệ liên tục, không gián đoạn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy để giải quyết các tranh chấp lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại DN, cần vận dụng linh hoạt các cơ chế chính thức (theo luật) và các cơ chế phi chính thức. Có như vậy những bất đồng, xung đột về lợi ích mới được tháo gỡ và giải quyết từ sớm, tránh tích tụ dẫn đến những tranh chấp lớn. 

Theo ILO, đại dịch gây nên những thay đổi kinh tế có thể trở thành những thay đổi mang tính cơ cấu, tác động lâu dài tới thị trường lao động. Đại dịch cũng làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng, từ bất bình đẳng giới đến gia tăng khoảng cách số. Tại VN, đại dịch tác động tiêu cực tới các ngành du lịch và dịch vụ, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, thay đổi mô hình kinh doanh. Đối thoại xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó đại dịch. Nhiều chính sách và biện pháp nhằm hạn chế tình trạng mất việc làm là kết quả của các cuộc thảo luận ba bên. 

Phục hồi kinh tế - kỳ 4 - Ảnh 8.

Xem thêm: mth.98572959022202202-oas-ar-oan-eht-uhn-uad-ut-uad-tab-et-hnik-ioh-cuhp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phục hồi kinh tế: Bắt đầu từ đâu? Như thế nào? Ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools