Trong khi vàng thế giới tăng sốc gần 60 USD/oz so với mở cửa phiên giao dịch 8.3, giá vàng trong nước vẫn giảm đến gần 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch 9.3 được Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào 70,01 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 72,1 triệu đồng/lượng. So với đóng cửa phiên giao dịch ngày 8.3 giá vàng tại DOJI giảm 1,99 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 1,9 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI là 2,09 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, vàng miếng SJC tính đến 9h ngày 9.3 được Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở ngưỡng 70,01 - 71,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch mua vào - bán ra là 1,97 triệu đồng.
So với mở cửa phiên giao dịch ngày 9.3, giá vàng SJC được Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh giảm 1,61 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 1,62 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Vàng SJC được Phú Quý niêm yết ở ngưỡng 70 - 72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch mua vào - bán ra là 2 triệu đồng. So với mở cửa phiên giao dịch ngày 9.3, giá vàng SJC được đơn vị này điều chỉnh giảm 1,8 triệu đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán ra.
Thực tế nếu so với chốt phiên giao dịch ngày 8.3, giá vàng trong nước đã có chiều hướng tăng trở lại. Tuy nhiên mức tăng này không thể bù đắp được đà lao dốc trưa và chiều ngày hôm qua.
Giá vàng đang có những diễn biến rất khó đoán với biên độ cao. Cùng với mức chênh lệch mua vào - bán ra lên tới 2 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào kim loại quý vào thời điểm này.
Giá vàng thế giới tính đến 9h15 ngày 9.3 (giờ Việt Nam) niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.046,1 USD/oz, tăng sốc 58,1 USD/oz so với chốt phiên 8.3.
Khi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraina chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thị trường vẫn ghi nhận biến động mạnh. Trong phiên đêm qua, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga, giá dầu thô sau khi tăng xấp xỉ ngưỡng 131 USD/thùng đêm qua. Trong khi đó giá vàng thế giới đã tăng dựng đứng vượt đỉnh cũ 2.063 USD/oz và ghi nhận mức cao mới trong lịch sử.
Tuy nhiên sau khi thông tin Ukraina cho biết không còn kế hoạch trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), giá kim quý đã hạ nhiệt, hiện phổ biến đi ngang vùng 2.050 USD/ounce. So với cuối phiên liền trước, giá hiện tại vẫn cao hơn 52 USD, tương đương mức tăng 2,6% trong ngày.
Trong khi đó giá dầu thô cũng giảm nhẹ về ngưỡng 125 USD/thùng. Tuy nhiên so với một ngày trước, mức giá này vẫn cao hơn 4%. Tính trong 1 tuần gần nhất, giá dầu thô thế giới đã tăng gần 20%.
Daniel Briesemann - nhà phân tích của Commezbank cho biết, kể từ khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu, chỉ riêng các Quỹ hoán đổi danh mục vàng đã chứng kiến một dòng tiền lớn đổ vào kim loại quý này.
Edward Moya - nhà phân tích của Công ty Giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ) nhận xét chỉ trong vài tháng, thế giới đã từ việc "chê" vàng vì kỳ vọng sự phục hồi kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, bây giờ trở nên lo lắng về rủi ro lạm phát và suy thoái kinh tế.
"Giá vàng sẽ tiếp tục tăng khi biện pháp trừng phạt từ phương Tây còn gây ra sự biến động dai dẳng lên nhiều loại hàng hóa khác, thúc đẩy lạm phát tăng cao" – ông Edward Moya nói.
Xem thêm: odl.9951201-na-meit-or-iur-ueihc-iart-neib-neid-39-yan-moh-gnav-aig/ut-uad-et-neit/nv.gnodoal