Những ngày qua, sự việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận cùng nhiều thắc mắc xoay quanh vụ này. Để rộng đường dư luận, PLO tổng hợp giải đáp 9 thắc mắc pháp lý về vụ việc này.
1. Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt?
Như PLO đã đưa tin, ngày 24-3-2022 Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Công an cho hay, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quá trình điều tra, bà Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn, gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác.
Chính vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phương Hằng nhằm phục vụ công tác điều tra.
Chiều tối 24-3, Công an TP.HCM đã khám xét nhà bà Nguyễn Phương Hằng, sau khi đã công bố quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà. Ảnh: NGUYỄN TỰ
Thứ nhất, người nước ngoài nếu thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.T
rường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Thứ hai, trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, nếu bà Hằng mang hai quốc tịch và cơ quan Công an TP HCM có đủ căn cứ xác định bà Hằng phạm tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" nhưng bà Hằng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý.
Bà Nguyễn Phương Hằng đang nghe đọc quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam. Ảnh: T.S
Luật sư Cường cho rằng ngoài việc xử lý với bà Nguyễn Phương Hằng thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi của các đồng phạm khác.
Trong quá trình điều tra, CQĐT nếu chứng minh được rằng có người giúp sức tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì những người này cũng bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS.
Và những người này sẽ phải sẽ liên đới trách nhiệm hình sự với hành vi của mình nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Như vậy, vụ án này có đồng phạm thì các đồng phạm cũng sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự dựa trên mức hình phạt đã nêu.
Có khá nhiều người tham gia, hỗ trợ, giúp sức... bà Nguyễn Phương Hằng livestream nhục mạ người khác. Trong ảnh: Một buổi livestream của bà Hằng.
Chính vì vậy, những tố giác của các cá nhân đối với bà Hằng vẫn sẽ được xem xét xử lý. Tùy từng trường hợp mà cơ quan công an có thể sẽ nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Cụ thể, Điều 170 BLHS 2015 quy định:
“1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có...”.
Bà Nguyễn Phương Hằng trong chiều tối đầu tiên trở thành bị can. Ảnh: T.S
Bà Hằng nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn TP.HCM.
Trong vụ án này, hành vi của bà Phương Hằng được thực hiện ở nhiều nơi, trong đó nhiều nhất là tại nhà riêng ở TPHCM và khu du lịch Đại Nam thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Thực tế có nhiều đơn tố cáo bà Phương Hằng được gửi đến công an tỉnh Bình Dương và TP.HCM.
Theo quy định của pháp luật hình sự, cơ quan công an cấp có thẩm quyền có trách nhiệm phải xác minh làm rõ những nội dung tố cáo đó. Như vậy có thể hiểu là công an Bình Dương lẫn TP.HCM đều có trách nhiệm làm rõ và có thẩm quyền điều tra, khởi tố nếu xác định có hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn mình quản lý.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự có cơ chế đặc biệt để các cơ quan cảnh sát điều tra có thể tiến hành nhập vụ án để làm rõ. Cụ thể ở đây cơ quan CSĐT công an tỉnh Dình Dương hoàn toàn có quyền gửi hồ sơ đề nghị nhập vụ án với Công an TP.HCM để thống nhất về một đầu mối để xử lý.
Trao đổi với PLO về mức án mà bà Phương Hằng trước mắt sẽ phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết:
Bà Phương Hằng bị khởi tố theo Điều 331 BLHS. Tội này quy định người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, trước mắt bà Hằng sẽ phải đối mặt với mức án tối đa là 7 năm tù.
Trong quá trình điều tra sau giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu có căn cứ cho rằng bà Hằng phạm tội khác Điều 331 thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố bổ sung những tội danh khác.
Trường hợp tiến hành khởi tố bổ sung thì hình phạt mà bà Phương Hằng phải đối mặt sẽ thay đổi.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 55 BLHS, nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Người ta ngạc nhiên khi những buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng có sự hà hơi tiếp sức của cả những con người học cao hiểu rộng, bằng cấp đầy mình, hằng ngày vẫn đứng trên giảng đường dạy luật cho sinh viên.
Theo quy định của tội này, bị hại của vụ án có thể là Nhà nước hoặc cá tổ chức, cá nhân vì hành vi vi phạm của bà Phương Hằng mà ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình điều tra vụ án, CQĐT sẽ tiến hành làm rõ từng buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội, những ngôn ngữ, hành động mà bà Hằng cùng ekip của mình đã thực hiện trong suốt thời gian qua để làm căn cứ xác định bị hại.
Ngoài ra, nếu bà Hằng bị khởi tố thêm tội vu khống, làm nhục người khác... thì tùy trường hợp, tùy vụ mà cơ quan tố tụng sẽ xác định bị hại tương ứng.
Nên về mặt lý thuyết, bà Hằng có thể chuẩn bị hồ sơ chứng minh nhân thân, tình trạng tài sản của mình để đề nghị được tại ngoại trong quá trình chờ cơ quan điều tra hoàn tất hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền không cho bà Hằng tại ngoại nếu xét thấy việc tạm giam là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.