vĐồng tin tức tài chính 365

Tình yêu đất nước thiết tha trong Câu hò đất mẹ

2023-03-28 12:54
Mẹ (Hà Như đóng) luôn là điểm tựa tinh thần rất lớn của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai (Lê Hồng Thắm đóng) - Ảnh: LINH ĐOAN

Mẹ (Hà Như đóng) luôn là điểm tựa tinh thần rất lớn của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai (Lê Hồng Thắm đóng) - Ảnh: LINH ĐOAN

Vở Câu hò đất mẹ (tác giả: Nguyễn Thanh Bình, chuyển thể cải lương: Phạm Văn Đằng, đạo diễn: NSƯT Lê Trung Thảo, cố vấn nghệ thuật: NSND Trần Ngọc Giàu) vừa được công diễn tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tối 25-3. Đây là vở diễn đoạt giải A của Hội Sân khấu TP.HCM năm 2022.

Vở có những chỗ khai thác mềm mại, đọng lại nhiều cảm xúc với người xem. Tình đồng chí, tình vợ chồng, tình mẹ con, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện hết sức tình cảm, chạm đến trái tim người xem.

Đạo diễn Ca Lê Hồng

Vở là câu chuyện về sự hy sinh cao đẹp của vợ chồng người chiến sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.

Lấy dấu mốc khi bà Minh Khai bị đày ra Côn Đảo và bị kết án tử hình. Từ trong địa ngục tối tăm khủng khiếp đó, bà nhớ về xứ Nghệ, sông Lam với hình ảnh người mẹ tảo tần. 

Nhớ về những ngày hoạt động sôi nổi ở nước Nga cùng người chồng, người chiến sĩ cách mạng xuất sắc Lê Hồng Phong. Rồi những ngày ở 18 thôn vườn trầu, phải xa đứa con thơ mới tròn tháng tuổi để lao ra phía trước vì đồng đội, đất nước và nhân dân đang cần...

Một câu chuyện về lịch sử, tôn vinh anh hùng cách mạng nhưng không khô cứng, lên gân mà thật sự dạt dào tình cảm. Gần như không khán giả nào bỏ về giữa chừng. Cả khán phòng im lặng dõi theo hành trình đấu tranh bền bỉ của những con người yêu nước. Và những giọt nước mắt đã rơi trước những hy sinh thầm lặng mà quá đỗi lớn lao.

Hình ảnh quê hương thanh bình luôn đau đáu trong trái tim Lê Hồng Phong (Lê Tứ đóng) và Nguyễn Thị Minh Khai (Lê Hồng Thắm) khi hoạt động ở Nga, thôi thúc họ trở về đấu tranh cho bình yên của dân tộc 

Hình ảnh quê hương thanh bình luôn đau đáu trong trái tim Lê Hồng Phong (Lê Tứ đóng) và Nguyễn Thị Minh Khai (Lê Hồng Thắm) khi hoạt động ở Nga, thôi thúc họ trở về đấu tranh cho bình yên của dân tộc

Câu hò xứ Nghệ thấm đẫm và bao trùm suốt vở diễn. Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Hồng Phong khi đứng trước những đòn tra tấn hiểm độc của kẻ thù vẫn kiên gan vì nghĩa lớn. Nhưng ở những giây phút khi chỉ còn lại họ với những nỗi đau về thân xác, câu hò quê hương lại ùa về, họ lại cho phép mình yếu lòng với những cảm xúc rất đời.

Người chiến sĩ cách mạng cũng có những nỗi sợ hãi, những đau đớn khi phải lìa xa người thân để bước vào cuộc tranh đấu. Nhưng cũng chính những hạnh phúc giản đơn như nụ cười bình yên của trẻ nhỏ, rặng tre làng, quang gánh kĩu kịt nẻo quê, tiếng hò bình yên trên những con sông quê mẹ... đã tiếp cho họ động lực để quên mình vì cái chung. 

Và để đổi lấy hòa bình cho hôm nay, biết bao người con như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai đã ngã xuống như thế...

Cảnh cuối vở Câu hò đất mẹ khiến trái tim người xem như chùng xuống bởi sự hy sinh của những người con ưu tú để đất mẹ mãi yên bình 

Cảnh cuối vở Câu hò đất mẹ khiến trái tim người xem như chùng xuống bởi sự hy sinh của những người con ưu tú để đất mẹ mãi yên bình

Thành công của Câu hò đất mẹ còn đến từ sự tập hợp những nghệ sĩ giỏi nghề của nhà hát như Lê Tứ, Lê Hồng Thắm, Hà Như, Lam Tuyền, Hoài Nam, Tấn Lộc, Trọng Hiếu, bé Hồng Quyên... 

Chính nội lực của các nghệ sĩ đã góp phần tạo nên những dấu nhấn đắt giá trong vở diễn như cảnh Nguyễn Thị Minh Khai nhớ về hình ảnh của mẹ, cảnh vợ chồng Lê Hồng Phong - Nguyễn Thị Minh Khai đối mặt mà không dám nhìn nhau, chồng đau thắt tim gan nhìn vợ bị tra tấn, hay cảnh bà Minh Khai phải đứt ruột rời đứa con bé bỏng gửi lại cho bà Hai...

Dự kiến vở sẽ được đưa đi biểu diễn phục vụ cán bộ, học sinh - sinh viên ở TP.HCM.

Câu hò đất mẹ là vở diễn về đề tài cách mạng thứ hai mà đạo diễn trẻ Lê Trung Thảo dàn dựng sau vở Ngày đó họ còn trẻ.

Lê Trung Thảo tâm sự: "Khi đọc kịch bản tôi chú ý đến hình ảnh người mẹ nên đã xin phép tác giả cho thêm thắt những chi tiết về người mẹ của bà Nguyễn Thị Minh Khai cho đậm đà. Những hạt mầm thiện được mẹ gieo từ thuở nhỏ đã nuôi dưỡng tâm hồn của bà Minh Khai, để chúng ta có một chiến sĩ anh dũng kiên trì với lý tưởng cách mạng. Bên cạnh những thông tin về lịch sử, chúng tôi muốn khai thác, nhấn mạnh yếu tố tình cảm".

Khán giả nhiều lứa tuổi xúc động với vở kịch múa đương đại Hoàng hônKhán giả nhiều lứa tuổi xúc động với vở kịch múa đương đại Hoàng hôn

TTO - Đêm công diễn vở kịch múa đương đại 'Hoàng hôn' - Sunset của Đoàn vũ kịch HBSO đã để lại những cảm xúc đầy lắng đọng cho khán giả nhiều độ tuổi tại Nhà hát TP.HCM tối 5-11.

Xem thêm: mth.59931919082303202-em-tad-oh-uac-gnort-aht-teiht-coun-tad-uey-hnit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tình yêu đất nước thiết tha trong Câu hò đất mẹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools