vĐồng tin tức tài chính 365

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Máy quay chĩa vào mặt khiến hội đồng xét xử bị phân tâm

2024-03-26 16:57
Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: GIA HÂN

Chánh án Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 26-3, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải trình thêm về đề xuất tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử quy định trong dự Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi.

Không đổi tên sẽ lỡ cơ hội đổi mới triệt để tổ chức tòa án

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, qua thảo luận, rất nhiều ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đồng ý theo phương án 1 là không đồng ý đổi tên. Cũng có ý kiến đồng ý theo phương án 2 là đề xuất tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Ông Bình nêu rõ quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là theo phương án 2. Bởi đây là quy định của Đảng, xuyên suốt từ trước đến nay, qua rất nhiều nghị quyết đều nói tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử.

Ông Bình nêu trong luật không quy định tòa án cấp tỉnh, cấp huyện làm gì, mà luật tố tụng quy định tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm làm gì.

Đối với truyền thống pháp lý, ông Bình cho hay từ khi thành lập tòa án, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lập các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.

Còn tham khảo kinh nghiệm quốc tế, ông Bình nêu rõ không có nước nào tổ chức tòa án cấp tỉnh, huyện. Đây là thẩm quyền, quyền lực quốc gia, nên tổ chức theo thẩm quyền xét xử.

Một số đại biểu nói rằng chỉ đổi tên mà không đổi thẩm quyền, ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh trong dự luật đã nêu rõ đổi tên và đổi thẩm quyền theo đúng thẩm quyền xét xử.

Theo đó, rất nhiều nội dung được bổ sung và thẩm quyền của các tòa đã được ghi rõ.

"Không nên nói chỉ đổi tên không đổi thẩm quyền, mà đã đổi tên và đổi thẩm quyền trong luật. Nhưng việc đổi thẩm quyền còn nhiều hơn nữa khi sửa các luật tố tụng và phân cấp của tòa án", ông Trương Hòa Bình nói thêm.

Nhắc thêm về lợi ích, chánh án chỉ rõ việc này đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án và điều này đúng với Hiến pháp, yêu cầu của nghị quyết 27, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

"Do đó chúng tôi xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lập 2 phương án để giải trình trước Quốc hội. Tôi đã nói hiện nay không làm, thế hệ tương lai cũng phải làm.

Đây là xu hướng của thế giới. Chúng ta đều biết đây là tiến bộ, nhưng vì nhiều lý do đã không làm. Đây là lỡ cơ hội đổi mới triệt để tổ chức tòa án", ông Bình nhấn mạnh thêm.

Lúc cần đưa ra quyết định sáng suốt lại bị phân tâm vì máy quay chĩa vào

Về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, chánh án cho biết đã điều chỉnh trong dự thảo luật. Trong đó, không điều chỉnh việc truyền thông của các cơ quan truyền thông, mà chỉ điều chỉnh truyền thông trong phiên tòa xét xử.

Còn ra hành lang, phỏng vấn ai, đưa tin thế nào là việc của truyền thông, tòa không điều chỉnh, không ngăn cản.

"Việc tổ chức phiên tòa là do tòa, nên tòa phải thực hiện đúng luật, đảm bảo chất lượng và trong phiên tòa đảm bảo trang nghiêm, hết sức nghiêm túc. Để thực hiện 3 yêu cầu, tòa phải quy định việc truyền thông", ông Bình nói.

Ông dẫn chứng trong phiên tòa xét xử vụ án ly hôn, phát biểu của vợ và chồng được ghi âm, ghi hình đưa lên mạng sẽ rất phức tạp, xâm phạm quyền con người.

Chưa kể người ta không muốn cho thế giới biết họ có bao nhiêu tài sản, lý do vì sao phải ly hôn... "Do vậy, chúng tôi điều chỉnh trong phòng xét xử", ông Bình nói thêm.

Ông phân tích để đảm bảo chất lượng phiên tòa, thế giới cũng không cho truyền thông ghi âm, ghi hình. Thậm chí chỉ cho vẽ tranh.

Ông dẫn chứng việc hội đồng xét xử, kể cả viện kiểm sát, luật sư, hội đồng xét xử toàn tâm, toàn ý, tập trung suy nghĩ cao nhất trong vụ án. Thế nhưng máy quay chĩa vào mặt nên bị phân tâm.

"Trong phòng xét xử, chúng tôi điều chỉnh để đảm bảo các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho việc xét xử, chứ không phải để làm việc trước truyền thông", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói thêm.

Bên cạnh đó ông nói truyền hình luôn muốn hình ảnh đẹp nhất, vuông góc phải xách máy đi lại, như vậy trong phòng xét xử sẽ ảnh hưởng tính nghiêm túc. Vì thế, sẽ bổ sung quy định tòa án ghi âm, ghi hình phục vụ công tác nghiệp vụ và lưu trong hồ sơ vụ án.

Đề xuất đổi tên tòa án tỉnh, huyện: Đại biểu Quốc hội nói không cần thiếtĐề xuất đổi tên tòa án tỉnh, huyện: Đại biểu Quốc hội nói không cần thiết

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều đồng tình với phương án giữ nguyên tổ chức tòa án ở địa phương hiện nay gồm tòa án cấp tỉnh và cấp huyện.

Xem thêm: mth.21164806162304202-mat-nahp-ib-ux-tex-gnod-ioh-neihk-tam-oav-aihc-yauq-yam-hnib-aoh-neyugn-na-hnahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Máy quay chĩa vào mặt khiến hội đồng xét xử bị phân tâm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools