vĐồng tin tức tài chính 365

Cô giáo 'ngược đời', xin lên núi dạy học

2024-03-30 10:52
Cô Đậu Thị Lệ Huyền và các học trò vùng cao - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Cô Đậu Thị Lệ Huyền và các học trò vùng cao - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Đến nay, cô Đậu Thị Lệ Huyền (34 tuổi) đã chuyển đến dạy ở Trường mẫu giáo xã Ea Bia, huyện miền núi Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) được 5 năm.

Quyết định ngược đời của cô giáo trẻ

Cô Huyền kể năm 2012, khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Trung ương 2 Nha Trang, cô được phân công về Trường mầm non thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) giảng dạy.

Được dạy học ở "phố" là niềm mong muốn của nhiều giáo viên, nhưng cô Huyền lại chọn một hướng đi "ngược đời": năm 2019, cô xin chuyển công tác về Trường mẫu giáo xã Ea Bia - một xã miền núi còn nhiều khó khăn, dân cư đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống.

"Khi biết tôi định chuyển về dạy ở Trường mẫu giáo Ea Bia, người thân và đồng nghiệp đều tròn mắt ngạc nhiên, hỏi sao đang dạy ở trường huyện mà lại xin về trường xã, lại là nơi có rất nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là vì tôi còn trẻ, muốn mang nhiệt huyết và tình cảm của mình đến với học trò dân tộc thiểu số còn khó khăn, thiếu thốn" - cô Huyền chia sẻ.

Về trường mới công tác, cô Huyền ngay lập tức đối mặt với thử thách. 100% học sinh là người dân tộc thiểu số Ê Đê, dù có chứng chỉ tiếng Ê Đê nhưng cô giáo gặp không ít khó khăn trong giao tiếp và truyền đạt.

"Trẻ thì chưa sõi tiếng Kinh, cô giáo lại chưa sõi tiếng Ê Đê, nên những khi diễn đạt tiếng Kinh không được thì trẻ "bắn" tiếng Ê Đê làm tôi toát mồ hôi, phải suy nghĩ mới hiểu được ý các cháu" - cô Huyền nhớ lại.

Vậy là cô Huyền cố gắng vừa dạy trẻ đúng theo chuyên môn, truyền đạt thêm vốn tiếng Việt cho các em, vừa nỗ lực học thêm tiếng Ê Đê. Chẳng bao lâu, cô trò đều có thể giao tiếp "ngọt ngào" bằng tiếng Kinh lẫn tiếng Ê Đê. Từ đó, việc dạy - học của cô trò trở nên suôn sẻ trong suốt 5 năm nay.

Tình yêu trò giúp vượt mọi gian truân

Ea Bia là xã có gần 90% dân số là người dân tộc Ê Đê, kinh tế của đồng bào chỉ dựa vào nương rẫy, còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh chưa ý thức được việc cho con đến trường học tập.

Theo cô Huyền, vào tháng 8 hằng năm, nhà trường thực hiện chương trình điều tra phổ cập giáo dục từng hộ gia đình trên địa bàn. Nói là điều tra phổ cập giáo dục nhưng thực tế là cô Huyền và các thầy cô của trường phải đi động viên, thuyết phục phụ huynh để con em đến trường học chữ.

Do người dân lên nương rẫy từ lúc trời còn chưa sáng, đến tối mịt mới trở về nhà, nên cuộc "điều tra phổ cập giáo dục" của cô Huyền và các giáo viên Trường mẫu giáo Ea Bia thường bắt đầu lúc 18h và có khi đến tận nửa đêm mới kết thúc.

Khoảng thời gian dịch COVID-19 là thời điểm không thể nào quên của cô Huyền. Cô nói nếu như ở phố ở huyện, học sinh có máy vi tính hoặc điện thoại di động để học online thì bà con dân tộc thiểu số ở xã miền núi Ea Bia còn khó khăn, vất vả nên nhiều trường hợp không có thiết bị để học trực tuyến được.

Lại tiếp tục "khó khăn khắc phục", cô Huyền và các thầy cô nghĩ ra những cách dạy linh hoạt để giúp trẻ không bị mất kiến thức.

"Tôi in phiếu bài tập rồi đi đến từng nhà để đưa. Thời điểm đó việc này cũng khó khăn vô cùng, vì người ta cũng sợ mình mang mầm bệnh, không dám tiếp xúc. Tuy nhiên chúng tôi mang khẩu trang, thực hiện mọi biện pháp khử khuẩn, đảm bảo an toàn để truyền kiến thức cho trẻ. Mình có cái tâm với nghề, với trẻ là vượt qua được tất cả thôi" - cô Huyền nói.

Cô Hà Thị Nhúng - hiệu trưởng Trường mẫu giáo Ea Bia - cho hay cô Huyền là một giáo viên năng nổ, có trình độ chuyên môn cao và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

"Với lòng yêu nghề, cô Huyền luôn sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động, mạnh dạn tìm ra những phương pháp mới để dạy học một cách linh hoạt mang lại hiệu quả tối ưu và đạt nhiều thành tích tại các hội thi của ngành" - cô Nhúng nhận xét.

Giáo viên tiêu biểu toàn quốc

Cô Đậu Thị Lệ Huyền là một trong 200 giáo viên, cán bộ quản lý tiêu biểu vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, tuyên dương trong dịp kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2023. Ngoài ra, cô từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm là chiến sĩ thi đua cơ sở...

Ông Nguyễn Thanh Lam, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Hinh, nhận xét cô Huyền là tấm gương sáng trong ngành giáo dục của huyện. "Cô Huyền rất tích cực, năng động và nhiệt huyết với nghề; là tấm gương tận tụy trong công tác vận động, tuyên truyền phụ huynh đưa trẻ tới trường" - ông Lam nói.

Xót xa thầy cô giáo bám núi dạy học bằng mắm muối, cá khôXót xa thầy cô giáo bám núi dạy học bằng mắm muối, cá khô

Sáng đầu tuần cõng ba lô mang cá khô, mắm muối cùng trang giáo án rồi 'mất hút' trong rừng sâu tới cuối tuần mới ra bên ngoài, những thầy cô giáo ấy bám núi, miệt mài dạy chữ cho trẻ em đồng bào với mức lương hằng tháng chỉ 3-5 triệu đồng.

Xem thêm: mth.88601310003304202-coh-yad-iun-nel-nix-iod-cougn-oaig-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cô giáo 'ngược đời', xin lên núi dạy học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools