Một điểm tiêm ngừa COVID-19 tại thành phố New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, Bắc Kinh đã cam kết cung cấp ít nhất 463 triệu liều vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 tự sản xuất cho nhiều nơi trên khắp thế giới, thông qua cả xuất khẩu và quyên góp.
Hai nguồn tin là quan chức cấp cao Ấn Độ của Reuters cho biết QUAD đang đẩy mạnh các nỗ lực mở rộng tiêm chủng toàn cầu để chống lại "quyền lực mềm" của Trung Quốc.
Ấn Độ với tư cách là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới tin rằng họ đang có lợi thế để đi đầu trong ý định này, hai nguồn tin trên cho biết.
Khi được hỏi về thông tin trên, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington tập trung vào việc mở rộng tiêm chủng toàn cầu, sản xuất và phân phối vắc xin, nhưng không đề cập tới yêu cầu đầu tư của Ấn Độ hay vấn đề Trung Quốc.
“Ngoại trưởng (Anthony) Blinken đã nói chuyện cùng những người đồng cấp thuộc QUAD vào hôm 18-2 để bàn về việc hợp tác trong ứng phó và phục hồi sau dịch COVID-19, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề khác”, người phát ngôn phía Mỹ nói.
Trong khi đó, một nguồn tin thuộc Chính phủ Úc nói với Reuters rằng quốc gia này, cùng với các thành viên còn lại của QUAD, xem việc hồi phục toàn cầu sau đại dịch là một ưu tiên chính sách. Úc đang xem xét nhiều phương án hợp tác cùng các đối tác để củng cố sự ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 5-3 tuyên bố QUAD đã thảo luận về “sự cần thiết và tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu để đảm bảo các nước đang phát triển được tiếp cận nguồn vắc xin một cách công bằng” trong cuộc gặp hồi tháng 2, nhưng chưa đưa ra quyết định nào.
Một trong hai nguồn tin của Reuters, người có hiểu biết trực tiếp về các cuộc đối thoại của QUAD, cho biết bộ tứ này đã có nhiều cuộc họp về việc tiêm chủng toàn cầu.
“Ấn Độ đang có nhiều phương án vắc xin hơn bất cứ quốc gia châu Á nào tính tới thời điểm này. Ấn Độ kỳ vọng các thành viên của QUAD sẽ chi trả để đẩy mạnh việc sản xuất”, nguồn tin trên cho biết.
Trong khi đó, nguồn tin còn lại của Reuters tiết lộ rằng trong cuộc họp trực tuyến hồi tháng 2, QUAD đã bàn luận về cách “khuyến khích các chuỗi cung ứng y tế thay thế, từ đó giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc”.
TTO - Trong thư gửi tới Ấn Độ, phía Myanmar yêu cầu bàn giao các cảnh sát vượt biên "để duy trì quan hệ hữu nghị". Trước đó, các cảnh sát đã vượt biên sang Ấn Độ vì không muốn thực hiện mệnh lệnh của quân đội Myanmar.
Xem thêm: mth.74784156180301202-couq-gnurt-nagn-91-divoc-nix-cav-ut-uad-ut-ob-iog-uek-od-na/nv.ertiout