vĐồng tin tức tài chính 365

Bán lẻ 2021: cơ hội cho những “tay đua” hiểu thị trường

2021-03-12 07:39

Năm 2020 đi qua với nhiều thách thức của bán lẻ Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lẫn thiên tai khiến sức mua thị trường giảm sút. Dù vậy, kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh... vẫn đạt được tăng trưởng gần 10%.

Miếng bánh ngon nhưng khó nuốt

Giới phân tích đánh giá Việt Nam vẫn là thị trường bán lẻ tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á lẫn châu Á, thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Độ hấp dẫn của thị trường thể hiện qua con số cụ thể: từ năm 2019 trở về trước, bán lẻ Việt Nam luôn tăng trưởng 2 con số và năm sau cao hơn năm trước. Ngay cả trong lúc bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, doanh số bán lẻ năm 2020 vẫn tăng hơn 11 tỉ USD so với năm 2019, đạt hơn 172 tỉ USD. Tuy nhiên, sự biến mất của những thương hiệu đình đám nước ngoài cho thấy đây không phải là miếng bánh dễ xơi. Thực tế cho thấy thị trường bán lẻ Việt trong vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự biến mất của không ít thương hiệu bán lẻ ngoại mà lý do căn bản là không am hiểu thị trường, sản phẩm - dịch vụ không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt.

Cuộc chia tay của nhà bán lẻ đến từ Pháp là Auchan năm 2019 là một ví dụ. Sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, phát triển được hệ thống gần 20 siêu thị, hệ thống này chậm thích nghi với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về chủng loại sản phẩm lẫn mô hình kinh doanh nên liên tục thua lỗ. Cuối cùng, Auchan đành rút lui, chuyển giao hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho nhà bán lẻ nội địa là Saigon Co.op nắm giữ. Hiện một số cửa hàng Auchan tại TP HCM, Hà Nội và Tây Ninh đã được sửa sang, bày trí lại và khai trương hoạt động những thương hiệu bán lẻ của Saigon Co.op: Co.opmart, Co.opXtra hoặc Finelife; hơn 200.000 khách hàng thành viên của Auchan gia nhập vào danh sách khách hàng thân thiết của Saigon Co.op.

Không có "cuộc chia tay" gây chú ý như Auchan, các siêu thị Wellcome và Giant của Dairy Farm đã lặng lẽ biến mất khỏi thị trường.

Bán lẻ 2021: cơ hội cho những “tay đua” hiểu thị trường - Ảnh 1.

Co.opmart được khách hàng đánh giá cao vì thấu hiểu thị trường Ảnh: Thiên Kim

Chờ những đột phá mới

Thị trường bán lẻ năm 2021 được đánh giá là có nhiều động lực tăng trưởng, chủ yếu đến từ kênh phân phối hiện đại. Theo phân tích của Công ty Nielsen Việt Nam, năm 2021 tăng trưởng kênh MT (kênh phân phối bán hàng hiện đại) được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ sự mở rộng của các loại hình nhỏ, đặc biệt là minimart. Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc cấp cao bộ phận Retail Intelligence của Nielsen Việt Nam, cho rằng sự đa dạng loại hình bán lẻ đặt ra thách thức cạnh tranh, vì vậy mỗi loại hình bán lẻ cần phát huy tối đa thế mạnh của mình. Đặc biệt, khách hàng siêu thị có xu hướng già hóa (50-65 tuổi) trong khi giới trẻ (18-24 tuổi) chuộng kênh cửa hàng tiện lợi còn minimart thu hút nhóm tuổi đi làm (25-34 tuổi). "Trong kênh siêu thị, Saigon Co.op với sự đa dạng của mô hình phân phối vẫn giữ được thị phần dẫn đầu, trong đó chỉ riêng mảng chăm sóc sức khỏe cá nhân, hệ thống Saigon Co.op đã giữ 74%" - ông Dũng nêu ví dụ.

Nielsen dự báo năm 2021 cửa hàng chuyên doanh sẽ đua nhau mở rộng chuỗi. Hãng này đưa khuyến nghị các siêu thị cần đi theo hướng mua sắm + giải trí, hàng nhãn riêng. Bên cạnh đó, cần thích nghi nhanh với sự phân hóa và thay đổi thói quen của người tiêu dùng, tập trung tăng cường trải nghiệm mua sắm, thanh toán, mua hàng; ứng dụng công nghệ, số hóa, hợp tác online + offline. "Các nhà bán lẻ đang tích cực đổi mới công nghệ, dịch vụ và bán hàng đa kênh gồm online website, mobile app, hợp tác thương mại điện tử, thanh toán không tiền mặt, giao hàng tận nhà..." - ông Dũng chỉ ra.

Một số công ty nghiên cứu thị trường cũng chỉ ra rằng trong bối cảnh thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh gay gắt và xuất hiện những yếu tố mới, sự thay đổi nhanh chóng của các tệp khách hàng đối với nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, trải nghiệm... những nhà bán lẻ có nguồn lực dồi dào, am hiểu thị trường và nhanh nhạy cập nhật, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình sẽ có nhiều lợi thế hơn. Điển hình là trong bối cảnh khó khăn chung, vẫn có doanh nghiệp bán lẻ làm ăn hiệu quả, có lãi và đặt mục tiêu mở rộng mô hình, tăng số lượng điểm bán.

Đơn cử, nhờ am hiểu thị trường, đồng hành với người tiêu dùng mà Saigon Co.op đã duy trì được mức tăng trưởng dương trong năm 2020: doanh số năm 2020 đạt hơn 33.000 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.000 tỉ đồng, bảo đảm cho 18.000 cán bộ, nhân viên không bị mất việc hay giảm lương. "Ngay từ khi dịch bắt đầu diễn ra, ban lãnh đạo Saigon Co.op đã xây dựng ít nhất 4 kịch bản khác nhau để thích ứng với hoàn cảnh mới và tất cả kịch bản đều xác định năm 2020 sẽ không có lợi nhuận. Tuy vậy, kết thúc năm 2020, chúng tôi đã có lãi. Đặc biệt trong mùa Tết vừa qua, Saigon Co.op tiếp tục cho thấy vị thế dẫn đầu, tung hàng bình ổn kịp thời, góp phần cùng người dân sắm Tết tiết kiệm an toàn" - ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết.

Ban tổng giám đốc Saigon Co.op xác định định hướng năm 2021 sẽ đa dạng hóa các loại hình bán lẻ, phấn đấu dẫn đầu thị trường về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh phát triển hàng nhãn riêng, hoàn thiệt chuỗi cung ứng theo hướng hiện đại. Trong năm nay, nhà bán lẻ thuần Việt đặt mục tiêu thêm 136 điểm bán, mở rộng độ phủ lên 44/63 tỉnh, thành trên cả nước, 2 triệu lượt khách mỗi ngày, tốc độ tăng trưởng 8%-10%/năm.

Bên cạnh việc đầu tư mở rộng hệ thống, Saigon Co.op cũng tập trung hoàn thiện chuỗi logistics, nâng cấp các dịch vụ, đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt, Saigon Co.op tiếp tục phát triển thêm nhiều cách thức thanh toán tiện lợi mới, phù hợp với xu hướng "không tiền mặt".

Trong năm nay, Saigon Co.op sẽ đa dạng hóa các loại hình bán lẻ, phấn đấu dẫn đầu thị trường về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh phát triển hàng nhãn riêng, hoàn thiện chuỗi cung ứng theo hướng hiện đại.

Đẩy mạnh nhóm khách hàng cao cấp

Ông Nguyễn Anh Đức đánh giá dịch Covid-19 đã làm cho thị trường bán lẻ bị phân hóa rõ ràng hơn. Ở mặt tích cực, nó giúp cho các nhà bán lẻ biết rõ và tập trung hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Trong đó, tốc độ chuyển biến của nhóm khách hàng cao cấp diễn ra gấp 4-5 lần so với những năm trước. Vì vậy, năm 2021 Saigon Co.op sẽ đẩy mạnh hình ảnh mới gắn với chuỗi siêu thị cao cấp Finelife tại các thành phố lớn để phục vụ khách hàng có điều kiện tiên tiến hơn, hiện đại hơn.

Cụ thể, Finelife sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh chóng với 3 mô hình con để phù hợp với từng địa điểm khác nhau, bao gồm: Finelife "supermarket", Finelife "food store" và Finelife "food corner". Sự linh hoạt này sẽ khởi động cho chiến lược trong vòng 3 năm tới, Saigon Co.op có 100 siêu thị chuyên về hàng cao cấp trên thị trường.

phu

Saigon Co.op sẽ đẩy mạnh hình ảnh mới gắn với chuỗi siêu thị cao cấp Finelife

Xem thêm: mth.97602907111301202-gnourt-iht-ueih-aud-yat-gnuhn-ohc-ioh-oc-1202-el-nab/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bán lẻ 2021: cơ hội cho những “tay đua” hiểu thị trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools