vĐồng tin tức tài chính 365

Bị cáo Đinh La Thăng không cần biết nhà thầu có năng lực là vô trách nhiệm

2021-03-12 13:03

Việc bị cáo Đinh La Thăng nói không có trách nhiệm biết nhà thầu có năng lực hay không, Viện KSND TP Hà Nội cho rằng đó là vô trách nhiệm.

Ngày 12.3, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đưa ra quan điểm đối đáp lại các ý kiến của bị cáo Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) và 11 bị cáo khác.

Theo Viện Kiểm sát, việc triển khai thực hiện các dự án nhiên liệu sinh học trong đó có Ethanol Phú Thọ là nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Công thương giao cho PVN. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, PVN đã ban hành nghị quyết, chỉ đạo các đơn vị tập đoàn chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện dự án.

Là chủ tịch, bị cáo Đinh La Thăng giao cho Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC nhận chỉ định thầu tại dự án Ethanol Phú Thọ. Bị cáo Thăng vừa chỉ đạo trực tiếp PVN, vừa chỉ đạo các đơn vị có phần góp vốn của PVN, trong đó có PVB là chủ đầu tư dự án.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, Công ty CP Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí - PVB là con đẻ của các công ty con của tập đoàn PVN; PVC… là những công ty con. Ban cổ đông sáng lập là 100% vốn nhà nước.

“Theo luật doanh nghiệp Nhà nước, đó là doanh nghiệp nhà nước”, Viện Kiếm sát cho biết.

PVB trên thực tế từ khi thành lập đến khi chỉ định PVC liên doanh nhà thầu, chủ yếu dựa trên góp vốn thực tế của 3 cổ đông sáng lập của tập đoàn PVN. Điều đó nói lên 3 cổ đông của PVN nắm giữ quyền chi phối hoạt động của PVB.

Tại thời điểm PVB thực hiện các thủ tục chỉ định thầu cho PVC, có 4 người, uỷ viên đại diện các cổ động thuộc tập toàn PVN (trong đó có PVOil).

“Như vậy có đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn, các cá nhân, các bị cáo PVB, PVC chịu tiếp nhận ý chí chung của bị cáo Đinh La Thăng”, Viện Kiểm sát cho hay và khẳng định, PVC là chủ thể tội phạm.

Tiếp đó, Viện Kiểm sát cho rằng, chủ trương ưu tiên các đơn vị thuộc tập đoàn thực hiện dự án không sai, song không được tuỳ tiện giao sai pháp luật, áp đặt duy ý chí. “Yêu cầu tập đoàn thực hiện đúng các yêu cầu về pháp luật về chỉ định thầu”, đại diện Viện Kiểm sát nói.

Với vai trò Chủ tịch PVN, Trưởng Ban chỉ đạo dự án, bị cáo Đinh La Thăng nói không có trách nhiệm biết nhà thầu có năng lực hay không, là vô trách nhiệm, bất chấp quy định của pháp luật về chỉ định thầu, đi ngược lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bị cáo biết rõ PVC hoàn toàn chưa thực hiện dự án nào về Ethanol.

Tình hình tài chính PVC đang có khó khăn, nhưng bị cáo chủ trương và chỉ đạo giao thầu cho PVC.

Khi chủ trì họp các đơn vị PVC, ban quản lý các dự án, bị cáo đã kết luận: Cho phép từ nay đến năm 2009, ưu tiên chỉ định thầu cho PVC; Tập đoàn cho phép chỉ định thầu 1 số dự án của tập đoàn cho PVC, trong đó có dự án Athanol Phú Thọ… Việc giao này là chủ quan.

Như vậy, bị cáo Thăng đã giao cho PVC khi chủ đầu tư chưa xem xét, chỉ định PVC có thực hiện được dự án này hay không.

Cũng trong năm 2008, PVB đã sơ tuyển các nhà thầu, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có công văn xin gia hạn thời hạn nộp hồ sơ tham gia sơ tuyển, đồng thời đề nghị hạ một số tiêu chí năng lực tài chính, năng lực lực nhà thầu. Điều này phản ánh, PVC không đáp ứng được 1 số tiêu chí của chủ đầu tư.

Ngày 9.10.2008, liên danh nhà thầu nộp hồ sơ, tại thời điểm này có 6 nhà thầu tham dự. Kết quả chấm sơ tuyển, liên danh nhà thầu chưa đạt năng lực thiết kế, kỹ thuật, xây dựng… Ngoài ra, báo cáo tài chính thể hiện PVC còn thua lỗ.

Khi PVC có công văn, Đinh La Thăng, Trần Thị Bình (cựu Phó TGĐ VN) liên tiếp có các văn bản chỉ đạo. Bình ký công văn chỉ đạo Bản quản lý dự án xem xét, PVOil nắm phần vốn tại PVC, hướng dẫn chỉ đạo nội dung giao PVC thực hiện gói thầu.

Ngày 1.4.2009, bà Bình đã ký công văn tiếp tục nhấn mạnh: Chỉ định PVC thực hiện gói thầu nói trên..., khẩn trương triển khai dự án. Song, văn bản này không đề cập đến yêu cầu, đề nghị phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chỉ định thầu.

Ngày 9.4.2009, bị cáo Thăng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo, có tham gia của Bình và đại diện các đơn vị liên quan, trong đó có PVOil, PVC kết luận: Yêu cầu PVC cùng các đối tác nước ngoài hoàn tất hồ sơ gói thầu trình chủ đầu tư trước ngày 24.4.2009. Giao phó tổng giám đốc Trần Thị Bình chỉ đạo PVOil phối hợp với PVB tổ chức đánh giá .

Cuối tháng 4, sau khi đánh giá nhà thầu: năng lực liên danh nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu… PVB đã ban hành văn bản nêu rõ nội dung này để báo cáo PVN để dược hướng dẫn, giúp đỡ.

Ngay ngày hôm sau, bị cáo Thăng triệu tập cuộc họp, Bình cùng dự và các các đơn vị liên quan. Bị cáo Thăng đã kết luận chỉ đạo, lãnh đạo tập đoàn đồng ý cho người đại diện phần vốn của tập đoàn tại PVOil, PVB, PVB toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dự án và cùng Ban tổng giám đốc PVB triển khai các vấn.

Chỉ đạo trên thể hiện rất rõ, bị cáo Đinh La Thăng giải quyết vấn đề trong chỉ định thầu cho liên doanh PVC/Alfa Laval/Delta -T không đủ năng lực, đã loại bỏ hoàn toàn yếu tố năng lực nhà thầu, PVC chỉ cần chấp nhận giá thầu (trên 59 triệu USD) của chủ đầu tư.

Xem thêm: odl.353888-meihn-hcart-ov-al-cul-gnan-oc-uaht-ahn-teib-nac-gnohk-gnaht-al-hnid-oac-ib/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị cáo Đinh La Thăng không cần biết nhà thầu có năng lực là vô trách nhiệm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools