Khác nhau giữa liên đới và không liên đới
Việc sửa chữa, bổ sung bản án như trong vụ này là không đúng với quy định tại Điều 268 BLTTDS.
Tuy nhiên, việc sửa từ “chịu trách nhiệm” thành “chịu trách nhiệm liên đới” trong trường hợp này có mục đích để việc THA được thuận lợi hơn và bảo đảm quyền lợi của bà Vinh, bà Bê.
Bởi nếu tuyên “chịu trách nhiệm” một cách chung chung thì có thể hiểu cơ quan THA phải làm việc với cả ba người là bà Điệp, ông Chương và ông Đạt để yêu cầu họ cùng thực hiện nghĩa vụ với bà Vinh, bà Bê.
Còn nếu tuyên “chịu trách nhiệm liên đới” thì được hiểu cơ quan THA chỉ cần yêu cầu một trong ba người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Ai có tiền, tài sản để thi hành thì “nắm” người đó. Người trả toàn bộ có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ còn lại hoàn trả phần mà người đó đã trả thay.
Việc cơ quan THA có văn bản đề nghị tòa giải thích là phù hợp với quy định tại Điều 179 Luật THADS, tránh việc THA kéo dài.
TS NGUYỄN VĂN TIẾN, Phó Trưởng khoa Luật dân sự - Trường ĐH Luật TP.HCM
HOA THI ghi
Xem thêm: lmth.083479-iod-neil-uhc-2-gnus-ob-aot-na-neyut-uas-iv-ior/taul-pahp/nv.olp