vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch VIB: ngân hàng mất ba năm để chuẩn hóa dữ liệu cùng Amazon

2021-03-25 10:57

Chủ tịch VIB: ngân hàng mất ba năm để chuẩn hóa dữ liệu cùng Amazon

Dũng Nguyễn

(KTSG Online) – Với tỷ trọng dư nợ bán lẻ lên đến 84%, Ngân hàng VIB tiếp tục đặt trọng tâm phát triển ứng dụng ngân hàng số MyVIB và mảng thẻ tín dụng trong giai đoạn tới.

Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VIB, trả lời thắc mắc của cổ đông tại đại hội 2021. Ảnh: DNCC.

Tập trung vào thẻ tín dụng và ứng dụng MyVIB

Tại đại hội cổ đông thường niên mới đây, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng VIB đã có nhiều chia sẻ về kế hoạch phát triển mảng ngân hàng số của ngân hàng. "Quá trình chuyển đổi số đang được diễn ra gấp rút. Trong nhiều năm qua ngân hàng đã dành nhiều nguồn lực, đặt trọng tâm trung, dài hạn vào lĩnh vực ngân hàng số, các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ và tính tự động cao”, ông Vỹ nói.

Trước câu hỏi của cổ đông, lãnh đạo VIB cho biết bài toán tiên quyết để chuyển đổi số ở Việt Nam là vấn đề chuẩn hóa dữ liệu vốn rất phức tạp. Các trường thông tin như họ tên, địa chỉ, giấy tờ… đều khác nhau về định dạng và thậm chí cả nội dung ở nhiều nơi khác nhau. “Ngân hàng này đã dành ba năm trở lại đây để dồn nguồn lực, kết hợp Amazon triển khai các dự án chuẩn hóa dữ liệu đầu vào”, ông Vỹ chia sẻ.

Hiện VIB có khoảng 15 dự án đang được triển khai đồng thời liên quan chuyển đổi số. Ngân hàng có khoảng 3,1% nhân viên đang là nhân sự công nghệ, dự tính đưa lên tỉ lệ 5% trong ba năm tới. Đây là những nhân sự có chuyên môn trong  lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm những lĩnh vực chuyên sâu mới nổi như chuyển đổi số, AI, Machine Learning, Big Data…

Riêng trong năm 2020, VIB cho biết đã đẩy mạnh đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại, xử lý dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (iCloud) để thúc đẩy kinh doanh, đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu người dùng.

Trong giai đoạn 2021-2022, lãnh đạo ngân hàng cho biết tập trung cao độ vào MyVIB và thẻ tín dụng. “Đây là hai lĩnh vực khó”, ông Vỹ nhìn nhận. Trong tháng 10 tới, ngân hàng dự kiến nâng cấp ứng dụng MyVIB phiên bản mới.

Ứng dụng số MyVIB đã tăng trưởng số lượng khách hàng đăng ký đến 300%, trong khi số lượng mở thẻ tín dụng cũng tăng 200% trong năm qua, nâng tổng số khách hàng lên ba triệu. Còn số lượng khách hàng kích hoạt dịch vụ ngân hàng số tăng 103% và số lượng giao dịch trực tuyến tăng trưởng 110% trong năm 2020. Các yếu tố này đã giúp VIB nằm trong top các ngân hàng có tỉ trọng số lượng giao dịch trực tuyến cao nhất, ở mức 91% so với tổng số lượng giao dịch, lãnh đạo VIB chia sẻ.

Quá trình chuyển đổi số cũng tập trung vào việc xây dựng nền tảng hỗ trợ đội ngũ 7.000 nhân viên bán hàng, để giảm thiểu thủ tục giấy tờ. Hiện ngân hàng triển khai thí điểm ở ba trong tổng số 12 vùng. Ngân hàng cũng sẽ triển khai CRM (quản lý phục vụ khách hàng) thông qua nền tảng đám mây.

Lợi ích của số hóa không chỉ giúp tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, mà còn giúp tăng phí khi người sử dụng chéo các sản phẩm của ngân hàng. Chủ tịch VIB cũng tự tin là ngân hàng duy nhất trên thị trường có dư nợ tín dụng bán lẻ ở chiếm 84%. "Đây là mơ ước của rất nhiều ngân hàng", ông Vỹ nói.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ bình quân hàng năm trong 4 năm qua của VIB đạt trên mức 50%. Tỉ trọng tín dụng bán lẻ của ngân hàng đạt 84% tổng dư nợ tín dụng, trong đó trên 95% dư nợ bán lẻ có tài sản đảm bảo. Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cốt lõi và chủ lực của VIB bao gồm cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, vay kinh doanh, dịch vụ thanh toán, tiền gửi, bảo hiểm,…

Đại hội cổ đông thường niên 2021 của VIB. Ảnh: DNCC.

Chia cổ phiếu thưởng 40%, tăng vốn mạnh

Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của VIB cũng đã thông qua các tờ trình về hoạt động trong thời gian tới. Theo đó VIB thông qua phương án tăng vốn, bao gồm tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu.

Vốn điều lệ dự kiến sau các phương án tăng vốn này là khoảng 16.000 tỉ đồng, được ban lãnh đạo đánh giá là đảm bảo tối ưu cho sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong năm 2021 và đáp ứng các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh.

Năm 2020, tổng tài sản của VIB tăng trưởng 33% so với đầu năm, đạt 245.000 tỉ đồng; còn lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 42%, đạt 5.803 tỉ đồng. Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân (ROE) đạt 30%, trong khi tỉ lệ nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới 1,5%.

Trong năm nay, ngân hàng còn đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản lên 26%, dư nợ tín dụng tùy thuộc vào hạn mức phê duyệt của NHNN, còn mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 29%, lên trên 7.500 tỉ đồng.

Xem thêm: lmth.nozama-gnuc-ueil-ud-aoh-nauhc-ed-man-ab-tam-gnah-nagn-biv-hcit-uhc/168413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch VIB: ngân hàng mất ba năm để chuẩn hóa dữ liệu cùng Amazon”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools