Theo đó, đại diện VKS đề nghị xử phạt bị cáo Tạ Bá Long mức án 12-13 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng. Đồng phạm với ông Long, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quyết Thắng (cựu Tổng giám đốc GPBank) 9-10 năm tù; Đoàn Văn An (cựu Phó Chủ tịch HĐQT GPBank) 13-14 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị phạt tù 3-14 năm.
Đại diện VKS cũng đề nghị xử phạt nhóm bị cáo phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm: Phùng Ngọc Khánh (cựu Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Sài Gòn One, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty M&C) 14-15 năm tù; Nguyễn Trọng Hiếu (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Điện lực Sài Gòn) 9-10 năm tù; Kim Văn Bộ (cựu Phó giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn) 4-5 năm tù.
Theo đại diện VKS, là người giữ vị trí cao nhất trong HĐQT và Hội đồng tín dụng cấp cao GPBank, bị cáo Tạ Bá Long đã có sai phạm trong việc cho chủ trương, đồng ý cho vay trong khi bên vay không đủ điều kiện vay vốn, đồng thời chỉ đạo và cũng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực. Bản thân bị cáo là người có trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro và chất lượng tín dụng để đưa ra quyết định phê duyệt trên cơ sở hồ sơ tín dụng nhận được do cấp dưới trình duyệt.
Tuy nhiên, bị cáo đã không thực hiện đúng các quy định, ký phê duyệt cho vay khi hồ sơ vay vốn của Công ty ĐLSG không phản ánh đúng sự thật, không đủ điều kiện vay vốn và chưa có báo cáo thẩm định, để được hưởng lợi bất chính.
Theo cáo trạng, từ ngày 26/9-24/12/2011, bị cáo Khánh đã chỉ đạo nhân viên 9 lần chuyển hơn 101 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty M&C vào tài khoản của Công ty ĐLSG mở tại GPBank cho Nguyễn Trọng Hiếu để chi phần trăm khoản vay cho các lãnh đạo GPBank như thỏa thuận, trả lãi cho khoản vay của Công ty ĐLSG, còn lại Hiếu sử dụng tiền vào việc khác.
Theo đại diện VKS, các bị cáo: Tạ Bá Long, Đoàn Văn An, Phạm Quyết Thắng và Đỗ Trung Thành (cựu Phó TGĐ GPBank) thực hiện hành vi cho vay trái pháp luật và đã được hưởng lợi bất hợp pháp từ hành vi phạm tội. Trong đó bị cáo An được hưởng lợi 14,3 tỷ đồng; Thắng 5 tỷ đồng; Long 6 tỷ đồng và Trung 4 tỷ đồng.
Qúa trình điều tra truy tố, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo buộc. Riêng ông Đoàn Văn An không thừa nhận việc đã đề nghị và được bị cáo Hiếu đồng ý chi phần trăm 30 tỷ đồng và ông An được hưởng lợi bất chính hơn 14 tỷ đồng trong số tiền này.
Nhưng cáo buộc cho rằng, có đủ căn cứ xác định, ông An đã đề nghị và được bị cáo Hiếu đồng ý chi 10% tổng số tiền vay, tương đương 30 tỷ đồng. Trong số tiền này, ông An đã thu lợi bất chính hơn 14 tỷ đồng.
Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, vai trò của bị cáo Đoàn Văn An mang tính quyết định cao nhất dẫn đến hành vi vi phạm quy định cho vay. Đối với việc các bị cáo thuộc GPBank nhận 30 tỷ đồng trích phần trăm của khoản vay, cáo buộc cho rằng, đây là khoản thu lợi bất chính của các bị cáo từ việc phạm tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng vì tại thời điểm xảy ra vụ án, GPBank là ngân hàng thương mại cổ phần, không có vốn góp của Nhà nước, nên các bị cáo liên quan đến hành vi nhận khoản tiền này không thuộc chủ thể của tội phạm tham nhũng, không có căn cứ xem xét về tội danh tham nhũng đối với các bị cáo nhận khoản tiền này.
Xem thêm: lmth.714901_knabpg-oad-hnal-nab-ohc-yt-001-noh-auq-ial-iahp-yav-iougn/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc