Trong một báo cáo gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tiền điện tử phổ biến hơn ở các quốc gia được coi là tham nhũng hoặc có kiểm soát vốn nghiêm ngặt. Điều này thúc đẩy những quy định chặt chẽ hơn trong lĩnh vực ngày.
Báo cáo cho thấy lý do tại sao các quốc gia đòi hỏi các tổ chức trung gian, chẳng hạn như sàn giao dịch tiền kỹ thuật số, để thực hiện các thủ tục xác minh danh tính. Ví dụ như các tiêu chuẩn xác minh ID được thiết kế để ngăn chặn rửa tiền, gian lận và tài trợ khủng bố. Một số quốc gia như Mỹ đã thiết lập các kiểm soát đó.
Các quốc gia trên khắp thế giới đang đấu tranh tìm ra cách tốt nhất để điều chỉnh thị trường tiền điện tử trị giá 2.000 tỷ USD. Giữa các quốc gia, mức độ giám sát là rất khác nhau.
Các phát hiện của IMF cho thấy tài sản tiền điện tử "có thể được sử dụng để chuyển tiền thu được từ tham nhũng hoặc làm mưu kế phá hỏng biện pháp kiểm soát vốn".
IMF cho biết họ đã thu thập dữ liệu cơ bản về việc sử dụng tiền điện tử từ thông tin thu thập được trong cuộc khảo sát do công ty Statista của Đức thực hiện. Cuộc khảo sát tiến hành ở 55 quốc gia, với từ 2.000 đến 12.000 người tham gia trong mỗi quốc gia. Những người tham gia được hỏi liệu họ có sở hữu hay sử dụng tài sản kỹ thuật số vào năm 2020 hay không.
Tổ chức cho biết kết quả của họ là đáng chú ý. Nhưng IMF cũng lưu ý rằng chúng nên được giải thích một cách thận trọng, do quy mô khảo sát nhỏ và chất lượng dữ liệu không chắc chắn.
Nguồn: Bloomberg
http://tintuc.vdong.vn/04/1307722.htm