Khu vực sông Sài Gòn cần bảo tồn nét văn hóa đặc trưng - Ảnh tác giả cung cấp
Sứ mạng giữ hồn sông nước phải song hành với kinh tế mới có thể duy trì lâu dài và nhận sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Cần có nhóm chuyên gia nhiều lĩnh vực cùng tham gia như kiến trúc, môi trường, văn hóa, lịch sử, giao thông đường thủy để đưa ra phác thảo tổng quan toàn cảnh khu vực sông Sài Gòn và các nhánh sông nhỏ, mương, kênh rạch phủ khắp TP.HCM.
Xác định nơi nào là công viên công cộng, nơi nào tổ chức sự kiện, nơi nào buôn bán trên sông, nơi nào giải trí, ẩm thực, nơi nào bảo tồn thiên nhiên. Mỗi khu vực có sự nghiên cứu, đánh giá hạ tầng, dân cư, đặc thù văn hóa lịch sử của địa phương để có lựa chọn phát triển phù hợp.
Cần chú ý phân loại khu vực hoạt động thương mại, dịch vụ và những khu vực giữ nếp sinh hoạt nông nghiệp trồng trọt ven sông hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên sông. Kết nối những phương tiện giao thông để người dân, du khách nhanh chóng tiếp tục hành trình, thuận tiện di chuyển.
Chuẩn bị các cẩm nang hướng dẫn địa danh ở các điểm đến tham quan như khu du lịch, khu văn hóa danh nhân, đình, đền, chùa, nhà thờ. Những sự kiện văn hóa, giáo dục, âm nhạc… sẽ là nơi thu hút khách đến tham dự và sử dụng các dịch vụ.
Ngoài ra, tôi đề xuất có ít nhất một công viên ở bờ sông cho phép các thú cưng, động vật hoang dã được tự do sinh hoạt.
Đây là mô hình quen thuộc ở các nước phát triển, ví dụ công viên Bishan-Ang Mo Kio, Singapore có hai đàn rái cá Marina và Bishan sinh sống hơn 10 năm nay.
Những hoạt động thường ngày của hai đàn rái cá này, kể cả những trận chiến thỉnh thoảng diễn ra, là bằng chứng sinh động chứng minh công viên có môi trường sống xanh, sạch, đẹp, tôn trọng thiên nhiên giữa lòng đô thị.
Nơi mà trên trời chim tự do bay lượn, dưới đất thú tự tin nô đùa chạy quanh đúng thật "đất lành chim đậu".
Cảm ơn bạn đọc đã gửi bài dự thi
Báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn" nhằm tìm các ý tưởng và giải pháp góp phần phát triển sông Sài Gòn.
Các bạn có thể gửi ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, đồ án, kế hoạch, ý tưởng… góp phần vào mô hình phát triển mới, hình dung về các đô thị bên sông của dòng sông trù phú này.
Các bài viết, đồ án sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ. Kết quả cuộc thi sẽ công bố trên các ấn phẩm Tuổi Trẻ và đặc san kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30-4.
Bài dự thi gửi về email: songsaigon@tuoitre.com.vn hoặc gửi về báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn".
Thời gian nhận bài dự thi: từ ngày 7-3 đến hết ngày 20-4-2022. Giải thưởng: Giải tập thể: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng. Giải cá nhân: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 10 triệu đồng; 1 giải ba: 5 triệu đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải 3 triệu đồng.
Ban tổ chức
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
TTO - Người ta thường ví dòng sông là "dải lụa mềm" và đô thị nào có dải lụa ấy vắt qua thì quả là điều may mắn, trước tiên là cho chính những cư dân nơi đó. TP.HCM hay Đà Nẵng là những thành phố có được diễm phúc ấy.
Xem thêm: mth.19982301251402202-neirt-tahp-av-not-oab-nog-ias-gnos-neirt-tahp-ek-neih/nv.ertiout