vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng đua chuyển đổi số để phát triển bán lẻ

2022-04-29 12:24
Ngân hàng đua chuyển đổi số để phát triển bán lẻ - Ảnh 1.

Ngân hàng Nam Á cho hay sẽ gia tăng đầu tư và áp dụng công nghệ, tạo những bước tiến mới trong chuyển đổi số - Ảnh: A.H.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022 tổ chức hôm nay, 29-4, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho hay trong năm 2022 ngân hàng sẽ tiếp tục chú trọng gia tăng đầu tư và áp dụng công nghệ, tạo những bước tiến mới trong chuyển đổi số. 

Mục tiêu là quản trị, điều hành trên nền tảng số, tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt nhằm mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng và giữ đà tăng trưởng lợi nhuận. 

Cụ thể Nam A Bank sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái ngân hàng số: Robot OPBA, Open Banking và ONEBANK, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi, 365+, kể cả dịp lễ, Tết. 

Đại hội đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, đồng thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ lên đến gần 29%, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.250 tỉ đồng, tăng vốn điều lệ mức hơn 10.500 tỉ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán…

Ngoài ra, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, các cổ đông Ngân hàng Nam Á đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận đạt 2.250 tỉ đồng, tăng vốn điều lệ lên mức hơn 10.500 tỉ đồng nhằm góp phần tăng cường năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung - dài hạn, mở rộng kinh doanh và đầu tư cho chuyển đổi số. 

Bên cạnh đó, các cổ đông Nam A Bank cũng đồng thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ lên đến gần 29%. Đây là mức chia cổ tức thuộc nhóm cao trong ngành. Cổ đông cũng thông qua phương án niêm yết toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành từ sàn UpCoM lên sàn HOSE hoặc HNX. 

Không chỉ Nam A Bank, nhiều ngân hàng cũng chủ trương đầu tư mạnh mẽ cho công cuộc chuyển đổi số. HDBank cho hay ngân hàng chuyển đổi số trên tinh thần "Thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc" nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích ứng với xu thế của thế giới.

Trong đó, HDBank đã chọn lọc định hướng chuyển đổi số phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn với 4 đặc điểm khác biệt chính: tập trung vào các hành trình khách hàng, tối ưu hóa quy trình vận hành, thành lập Trung tâm chuyển đổi số... 

Với việc tập trung vào các hành trình khách hàng, ngân hàng thiết kế hành trình và sản phẩm dịch vụ sáng tạo, đảm bảo mang lại giá trị lớn nhất cho khách hàng, tăng tính kết nối trọn đời. Trong đó nổi bật là các dự án cải thiện hành trình khách hàng tại quầy, hành trình khách hàng trực tuyến trên mobile với các công nghệ tiên tiến như eKYC, video KYC, OCR, eContract…

Ngân hàng đua chuyển đổi số để phát triển bán lẻ - Ảnh 2.

HDBank cũng định hướng chuyển đổi số phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn - Ảnh: H.D.

Về tối ưu hóa quy trình vận hành, HDBank thông qua các dự án tự động hóa quy trình với việc áp dụng robot RPA, ứng dụng voicebot AI vào chăm sóc khách hàng, triển khai vận hành chiến dịch marketing tự động… 

Ngân hàng cũng thành lập Trung tâm chuyển đổi số độc lập và tổ chức làm việc vận hành theo mô hình Agile, tạo điều kiện để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số bằng các dự án tập trung. Thêm vào đó là thúc đẩy tinh thần chuyển đổi số mạnh mẽ đến các đơn vị khác trong ngân hàng.

Tại đại hội cổ đông tổ chức ngày 28-4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng cho hay đang làm việc với đối tác tư vấn IBM thực hiện dự án tư vấn cấu trúc doanh nghiệp số để rà soát toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin. 

Trên cơ sở kết quả dự án, ngân hàng sẽ thực hiện đầu tư công nghệ thông tin theo chiến lược công nghệ hiện đại, triển khai công tác chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng một cách toàn diện, cải tiến công nghệ để cạnh tranh và thu hút khách hàng. 

Những năm gần đây, mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam ngày càng được chú trọng. Các ngân hàng chạy đua chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn để hút khách hàng ở mảng bán lẻ.

Đây là mảng rất tiềm năng tại Việt Nam vì theo thống kê, dư nợ cá nhân hộ tiêu dùng trên GDP ở Việt Nam khoảng 30%, thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Ở Việt Nam chỉ có khoảng 8-10% dân số có thẻ tín dụng, trong khi ở Singapore tỉ lệ này là 95%...

Với đặc thù tăng trưởng về dân số, về GDP/người, về tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Việt Nam còn nhiều tiềm năng cho ngành ngân hàng bán lẻ.

Những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã tập trung vào số hóa để tiếp cận với nhóm khách hàng Millenials và Gen Z. 

Doanh nghiệp Việt dẫn dắt chuyển đổi số quốc giaDoanh nghiệp Việt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2022 với chủ đề về kinh tế số đã trở thành cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ Việt, trong đó có Tập đoàn VNPT, thể hiện năng lực của mình trong chiến lược chuyển đổi số.

Xem thêm: mth.44511220192402202-el-nab-neirt-tahp-ed-os-iod-neyuhc-aud-gnah-nagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng đua chuyển đổi số để phát triển bán lẻ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools