vĐồng tin tức tài chính 365

Kỹ thuật mới giúp bệnh nhân suýt liệt 2 chân phục hồi sau chấn thương cột sống

2023-04-06 18:06

Khoảng 5 tháng trước, bệnh nhân Đ.T.T (34 tuổi) đi xe đạp tập thể dục thì xảy ra va chạm với xe máy, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng liệt gần hoàn toàn 2 chân, chỉ nhúc nhích được nhẹ ở phần đùi kèm bí tiểu.

Tại khoa Cột sống B, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, bệnh nhân được chẩn đoán: gãy nhiều mảnh đốt sống L1, tổn thương tủy, liệt gần hoàn toàn 2 chân, bí tiểu. 

Sau đó, bệnh nhân được lên kế hoạch mổ kết hợp xương cố định từ phía sau, bảo tồn và tạo hình lại thân đốt gãy, giải ép triệt để chèn ép từ mảnh xương gãy vào tủy sống.

Sau đó, bệnh nhân được ê kíp mổ gồm bác sĩ Ngô Thanh Long và bác sĩ Hà Đức Tuấn phẫu thuật vào ngày thứ 3 (72 giờ), ca phẫu thuật tiến hành trong thời gian 1 giờ 30, mất máu ít (khoảng 150 ml), không cần truyền máu.

Sau phẫu thuật, ngày đầu tiên bệnh nhân đã có dấu hiệu phục hồi rất rõ, gấp được đùi vào bụng, đưa chân lên khỏi mặt giường, có cảm giác mắc tiểu. 

Sau 3 ngày bệnh nhân có thể ngồi dậy được, chân có cảm giác mạnh hơn, hết tê 2 chân. Đến ngày thứ 7, bệnh nhân có thể tự tiểu.

Sau 5 tháng tuân theo lời dặn của bác sĩ và duy trì tập vật lý trị liệu, bệnh nhân đã có thể tự đi lại bằng đôi chân của mình (có mang boot cẳng bàn chân), hoàn toàn kiểm soát được việc tiểu tiện và đặc biệt phục hồi lại khả năng sinh lý.

"Sau tai nạn, tôi luôn lo lắng mình sẽ bị liệt 2 chân mãi mãi, nhưng hiện tại tôi đã đi tự đi lại được. Tôi thật sự rất vui và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống", bệnh nhân T. chia sẻ.

Kỹ thuật mới giúp bệnh nhân suýt liệt 2 chân phục hồi sau chấn thương cột sống - Ảnh 1.

Bệnh nhân đã có thể tự đi lại bằng đôi chân của mình

BỆNH VIỆN CUNG CẤP

Theo BS Ngô Thanh Long, gãy cột sống thắt lưng có tổn thương tủy, liệt và bí tiểu là trường hợp rất nặng, tiên lượng phục hồi kém để lại di chứng rất nặng nề. Nếu không phẫu thuật, cơ hội phục hồi của bệnh nhân gần như bằng không, thậm chí không thể ngồi dậy được. 

Ngay cả khi bệnh nhân được phẫu thuật mà không giải quyết được triệt để, hoặc thời gian phẫu thuật quá muộn thì khả năng phục hồi sẽ rất kém, bệnh nhân chỉ có thể ngồi xe lăn suốt đời.

Bên cạnh đó, vai trò của vật lý trị liệu rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật, cần động viên bệnh nhân cố gắng duy trì việc tập vật lý trị liệu ít nhất 6 tháng, khả năng phục hồi sẽ tăng lên theo mức độ tập luyện.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín, Trưởng khoa Cột sống B, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho hay, trước đây để phẫu thuật một ca gãy cột sống thường sử dụng phương pháp phức tạp, thời gian phẫu thuật khéo dài, máu mất nhiều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 

Vì vậy, cần có một phẫu thuật viên dày dạn kinh nghiệm và mất thời gian chuẩn bị kỹ càng trước khi phẫu thuật. Thông thường, thời điểm phẫu thuật quá thời gian vàng sự phục hồi tủy, nên hiệu quả phục hồi kém hơn.

"Hiện tại, khoa chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp xương cố định phía sau với cấu hình ngắn, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đủ vững, giải ép triệt để chèn ép, bảo tồn và tái tạo được thân đốt sống bị gãy.

Phương pháp giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm lượng máu mất, nguy cơ và biến chứng thấp, qua đó có thể chỉ định phẫu thuật sớm cho bệnh nhân, tăng khả năng hồi phục. 

Thời gian tới, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ tiến hành phẫu thuật trong vòng 24 hoặc 48 giờ sau chấn thương, thậm chí có thể sẽ tiến hành mổ cấp cứu các trường hợp này để tăng khả năng hồi phục đến mức tối đa", bác sĩ Tín chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín cho biết thêm, gãy cột sống thắt lưng thường xảy ra sau chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té cao…, đặc biệt nhiều ở người nam trẻ tuổi, trong độ tuổi lao động là trụ cột của gia đình.

Nếu bị gãy cột sống thắt lưng và điều trị không mang lại hiệu quả sẽ để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân, gánh nặng cho gia đình, xã hội. 

Vì vậy người tham gia giao thông cần phải chấp hành luật giao thông để giảm thiểu tai nạn, cần bảo hộ lao động thật tốt khi làm việc.

Ngoài ra, khi có một chấn thương cột sống xảy ra, nên biết cách sơ cứu để tránh gây tổn thương nặng hơn cho bệnh nhân. 

Người sơ cứu nên tránh bưng sốc bệnh nhân lên, mà lăn bệnh nhân như một khúc gỗ lên một mặt phẳng cứng (ván, băng ca...), cố định toàn thân vào mặt phẳng đó trước khi di chuyển.

Xem thêm: mth.4728071604032581-gnos-toc-gnouht-nahc-uas-ioh-cuhp-nahc-2-teil-tyus-nahn-hneb-puig-iom-tauht-yk/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỹ thuật mới giúp bệnh nhân suýt liệt 2 chân phục hồi sau chấn thương cột sống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools