Đây là dự án luật có nhiều điểm mới, bổ sung quy định mới về phòng ngừa rủi ro, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo và bảo đảm an toàn hệ thống trong trường hợp một tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản.
Dự thảo sửa đổi theo hướng siết chặt hơn giới hạn về cho vay và tỷ lệ sở hữu cổ phần. Cụ thể, tại một tổ chức tín dụng, một cá nhân không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ (hiện nay là 5%); một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% (hiện là 15%); cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% (giảm 5% so với quy định hiện nay).
Một điểm đáng chú ý nữa trong dự thảo lần này đó là trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0% khi cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống. Đồng thời xem xét hỗ trợ thanh khoản với tổ chức đó thông qua mua giấy tờ có giá hoặc tái cấp vốn.
Việc nâng cao vai trò điều phối của cơ quan quản lý nhà nước trong tình huống rủi ro cũng là giải pháp được một số quốc gia tiên tiến áp dụng gần đây.
Như tại Thuỵ Sỹ, Chính phủ bảo lãnh khoản lỗ tại ngân hàng Credit Suisse, đồng thời cấp khoản vay cho một tổ chức khác để mua lại chính ngân hàng này. Còn tại Mỹ, trước khủng hoảng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, cơ quan cấp phép chỉ định một tổ chức tiếp nhận để tiếp tục duy trì hoạt động và giữ ổn định hệ thống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.3674301242403202-gnah-nagn-gnod-taoh-naot-na-oab-mad-yl-pahp-oc-gnuc/et-hnik/nv.vtv