vĐồng tin tức tài chính 365

Điều kỳ lạ đang diễn ra trong bầu khí quyển Mặt trời, đó là gì?

2023-04-25 12:18
Bão Mặt trời gây ra cực quang màu hồng trên bầu trời Tasmania (Úc) - Ảnh: NEWS.COM.AU

Bão Mặt trời gây ra cực quang màu hồng trên bầu trời Tasmania (Úc) - Ảnh: NEWS.COM.AU

Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), sự kết nối trên có thể là một phần lý do khiến một số nơi trên Mặt trời nóng hơn nhiều so với những chỗ khác.

Bề mặt Mặt trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, nhiệt độ bình thường đối với một ngôi sao giống Mặt trời. Nhưng vật chất trong bầu khí quyển của nó lại đạt đỉnh 2 triệu độ C một cách khó hiểu ở vùng cao nhất, được gọi là corona.

Nhân loại đã biết về sự nghịch đảo nhiệt độ vành nhật hoa này từ những năm 1940 và nó được cho là một đặc điểm phổ biến ở các ngôi sao. Nhưng các nhà khoa học đã không thể xác định là tại sao nó lại nóng như vậy.

Một trong những ứng cử viên hàng đầu để giải thích hiện tượng này là sự kết nối lại từ tính liên tục, quy mô nhỏ, theo trang Science Alert.

Hầu hết các ngôi sao đều là những quả cầu plasma cực kỳ nóng, chuyển động hỗn loạn. Một chất lỏng được tạo từ các hạt tích điện tương tác mạnh với các lực điện từ. Điều đó có nghĩa là các vật thể như Mặt trời của chúng ta đang có từ trường cực kỳ phức tạp và lộn xộn.

Ngoài lớp trong cùng bầu khí quyển của Mặt trời, được gọi là quang quyển, các đường sức từ này có thể rối, kéo dài, tách ra và sau đó kết nối lại. Điều này tạo ra một vụ nổ năng lượng khổng lồ.

Ở quy mô nhỏ hơn, các nhà khoa học tin rằng những sự kiện kết nối lại này sẽ truyền năng lượng vào vành nhật hoa, do đó cung cấp cho nó một nguồn nhiệt. Nhưng Mặt trời rất nóng và sáng nên khó quan sát.

Tàu thăm dò Mặt trời thấy gì?

Tàu thăm dò năng lượng Mặt trời Solar Orbiter của ESA được phóng vào tháng 2-2020 và đã tiến gần đến Mặt trời.

Khi tàu tiếp cận gần Mặt trời lần đầu tiên, nó đã nhìn thấy một thứ đáng kinh ngạc. Vào ngày 3-3-2022, các hình ảnh có độ phân giải cực cao ở bước sóng cực tím cho thấy sự tái kết nối từ trường xảy ra ở quy mô cực nhỏ đối với Mặt trời, bề ngang chỉ 390 km.

Điều này xác nhận một giả thuyết đã có từ lâu, và đưa các nhà khoa học tiến một bước gần hơn tới việc giải quyết cách thức corona được nung nóng.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Phát hiện nước trong khí quyển hành tinh ngoài hệ Mặt trờiPhát hiện nước trong khí quyển hành tinh ngoài hệ Mặt trời

TTO - Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện nước trong bầu khí quyển của một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời, cách Trái đất 110 năm ánh sáng.

Xem thêm: mth.16852101152403202-ig-al-od-iort-tam-neyuq-ihk-uab-gnort-ar-neid-gnad-al-yk-ueid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điều kỳ lạ đang diễn ra trong bầu khí quyển Mặt trời, đó là gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools