vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều kênh YouTube Việt bất ngờ bị "đánh gậy" bản quyền, phải trả tiền để gỡ

2024-04-08 14:07

Đầu tháng 3/2024, một số kênh YouTube tại Việt Nam đã bị một chủ thể xưng tên là Công ty Thúy Nga "đánh gậy" bản quyền. Các kênh bị "đánh gậy" là các kênh có số lượng từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu lượt đăng ký. Các kênh này có thể mang lại doanh thu đáng kể cho các nhà sáng tạo nội dung. Có thể điểm ra ở đây như: Karaoke Nhật Nguyễn, Hiếu Organ, Ý Linh Official... "Đánh gậy" (strike) là hành động cảnh báo vi phạm bản quyền ở mức cao nhất của nền tảng YouTube. Nếu một kênh YouTube nào đó bị một bên khác đánh 3 "gậy", sẽ bị sập kênh, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu mà Youtube chi trả cho chủ sở hữu.

Đi kèm với các "gậy", chủ thể này còn gửi hồ sơ khởi kiện gồm Giấy báo nhận đơn, đơn khởi kiện, giấy tờ pháp nhân công ty Thúy Nga nộp cho Youtube nhằm khiến cho chủ kênh không thể khôi phục được video. Điều này đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho các chủ sở hữu kênh. Để kháng được các "gậy" này đòi hỏi nhiều thao tác kỹ thuật - pháp lý cũng như cần nhiều thời gian xử lý kéo dài.

Cũng cần nói thêm rằng, các vụ khiếu nại bản quyền trên Youtube nhằm khôi phục lại kênh có thể sẽ thường dẫn tới các vụ kiện dân sự về bản quyền. Các vụ kiện dân sự này phức tạp, kéo dài mà các nhà sáng tạo nội dung thường không có nhân lực, công sức cho hoạt động pháp lý đó.

Youtube không phải là chủ thể có quyền ra phán quyết ai là chủ sở hữu tác phẩm, đặc biệt lại là tranh chấp ở nước khác như tại Việt Nam. Quyền phán xử này thuộc về Tòa án các nước. Ở Việt Nam, theo thông lệ các vụ án về bản quyền cần khoảng thời gian tính bằng năm để có thể có kết quả cuối cùng. Khi có phán quyết của Tòa án thì Youtube mới có thể cho khôi phục lại kênh. Chỉ tính riêng tiền phí luật sư ở cấp sơ thẩm có thể đã tính bằng hàng trăm triệu. Đồng thời, các vụ án có yếu tố nước ngoài cần thủ tục ủy thác điều tra có thể kéo dài miên man, khiến cho các nguyên đơn nản lòng. Sức phức tạp và nhiêu khê này đã khiến chủ kênh phải cực chẳng đã phải lựa chọn phương pháp chuyển tiền cho đối tượng đã "đánh gậy" nhằm được "gỡ gậy" nhanh hơn.

Theo chuyên gia, nhìn sâu hơn về khía cạnh hình sự, việc cưỡng ép chủ thể khác phải chi tiền để tránh bị gây thiệt hại lớn hơn đã là cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng thủ đoạn khác: là hành vi đe dọa sẽ làm một hoặc nhiều việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Sự đe dọa trong vụ việc trên chính là sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến nguồn tiền do Youtube chi trả cho các chủ sở hữu kênh. Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Trong thực tế, một số nhà sáng tạo nội dung (như: Karaoke Nhật Nguyễn, Hiếu Organ, Ý Linh Official...) đã phải đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" nhằm lựa chọn giải pháp ít tốn kém, ít mất thời gian hơn để khôi phục lại kênh. Thời gian khôi phục lại kênh càng nhanh thì họ càng nhanh kiếm được chi phí bù đắp lại cho các thiệt hại vô lý nói trên. Trong vụ việc cụ thể này, các chủ sở hữu kênh đã buộc phải chọn con đường là trả tiền cho đối tượng đã "đánh gậy". Theo thông tin được biết, chỉ tính riêng số tiền mà 3 chủ sở hữu kênh đã nêu ở trên phải chi trả trực tiếp cho đối tượng đánh gậy đã lên tới 650.000.000 đồng.

Số tiền của các chủ sở hữu bị mất là một chuyện, nghiêm trọng hơn chính là sự mất ổn định và niềm tin của công dân đối với kỷ cương pháp luật trên hạ tầng số. Liệu có ai đo đếm được sự sáng tạo và tâm huyết của các tác giả sẽ bị thui chột như thế nào trước khả năng bị cưỡng đoạt trắng trợn và sự ngông nghênh của các đối tượng xấu. Hậu quả thiệt hại cuối cùng chính là đông đảo khán giả Việt Nam và sự suy giảm của nền văn hóa sáng tạo tại Việt Nam.

Bên cạnh dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, một vấn đề nghiêm trọng khác của vụ việc này nằm ở chỗ các tài liệu mà chủ thể Thúy Nga cung cấp là có dấu hiệu giả mạo tài liệu của Tòa án Việt Nam. Cụ thể, chủ thể này đã giả mạo giấy tờ có chữ ký của nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (đã nghỉ hưu từ 1/10/2022) và con dấu của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, để gửi tới nền tảng YouTube.

Sự giả mạo còn thể hiện ở chỗ khi nộp đơn kiện tại tòa, người nộp đơn sẽ được bộ phận hành chính của tòa gửi biên bản giao nhận tài liệu có kèm chữ ký của nhân viên bộ phận tiếp nhận đơn. Trong thực tế, Biên bản giao nhận tài liệu dạng này sẽ không có chữ ký của thẩm phán, cũng như con dấu của tòa án như mẫu "Giấy báo nhận đơn" mà chủ thể kia cung cấp. Tài liệu này cũng có dấu hiện bất nhất: phần đầu ghi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, nhưng phần cuối lại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy. Ngoài ra, hồ sơ khởi kiện đi kèm của chủ thể hải ngoại cũng không được sao y chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự trong khi chủ thể này có yếu tố nước ngoài.

Cưỡng đoạt tài sản trên không gian mạng - hành vi ảo nhưng thiệt hại thật - Ảnh 1.

“Giấy báo nhận đơn” mà Thúy Nga cung cấp có chữ ký của thẩm phán Đỗ Quảng Oai (đã nghỉ hưu từ 01/10/2022), cùng con dấu của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.

Vụ việc này có nhiều dấu hiệu cho thấy hành vi giả mạo của công ty Thúy Nga trong việc "ép" các chủ sở hữu kênh phải trả tiền. Chỉ riêng bản thân sự giả mạo này đã đủ căn cứ để cơ quan có thẩm quyền có thể xử lý theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Hành vi giả mạo nhằm cưỡng đoạt tài sản của chủ thể tại hải ngoại đối với các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam trên không gian mạng đã gây nên sự mất ổn định nghiêm trọng trong hoạt động sáng tạo và kinh doanh nội dung của các chủ sở hữu, gây mất niềm tin vào sự nghiêm minh của pháp luật. 

Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các cơ quan chức năng của Việt Nam trước một dạng phạm tội tinh vi và khá mới trên hạ tầng số. Các cơ quan chức năng về truyền thông và tố tụng cần vào cuộc quyết liệu, một mặt, để bảo vệ cho những nhà sáng tạo nội dung tại Việt Nam, mặt khác để giữ nghiêm kỷ cương pháp luật trên hạ tầng số.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.69561652180404202-og-ed-neit-art-iahp-neyuq-nab-yag-hnad-ib-ogn-tab-teiv-ebutuoy-hnek-ueihn/taul-pahp/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều kênh YouTube Việt bất ngờ bị "đánh gậy" bản quyền, phải trả tiền để gỡ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools