vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn

2024-04-11 10:53

Sáng 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 4/2024, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Nhu cầu toàn cầu suy giảm và lãi suất quốc tế cao đã tác động đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023. Tuy nhiên, việc chuyển hướng nhanh chóng sang chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công quy mô lớn là một trong những biện pháp then chốt được thực hiện để duy trì phục hồi tăng trưởng trong năm 2023.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn

Toàn cảnh sự kiện.

Sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, chia sẻ: “Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này”. 

Do đó, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng các biện pháp chính sách trong năm 2024 sẽ cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để đẩy mạnh nhu cầu trong nước với các giải pháp cải thiện cơ cấu trong dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Đồng thời, nhu cầu toàn cầu suy yếu do phục hồi kinh tế chậm và việc trì hoãn bình thường hóa lãi suất ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác, cùng với những căng thẳng địa chính trị đang tiếp diễn, có thể cản trở quá trình phục hồi hoàn toàn tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. 

Để thúc đẩy tăng trưởng, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước như sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế, thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.  

Đầu tư công vẫn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và việc triển khai hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi, nhưng vẫn cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định giảm bớt rào cản cho việc thực hiện dự án hiệu quả.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn (Hình 2).

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB.

Thông tin tại sự kiện, liên quan đến biến động của thị trường vàng, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam chia sẻ,  thời gian qua, thị trường vàng trên thế giới nhìn chung có nhiều biến động. 

Đối với thị trường vàng thế giới, thông thường sử dụng vàng như công cụ quản lý rủi ro khi có biến động địa chính trị. Do đó, ông Hùng cho rằng động thái sử dụng vàng thời gian vừa qua thể hiện phản ứng của các Ngân hàng Trung ương với những biến động của địa chính trị trong thời gian vừa qua. 

Với thị trường vàng trong nước, ông Hùng cho rằng, đây chủ yếu là biến động cung cầu. Dưới góc độ quản lý cung cầu, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB chia sẻ: “Nguồn cung vàng trong nước còn hạn chế nên khi có biến động về cầu do tâm lý hay các công cụ đầu tư khác không quá hấp dẫn dẫn đến việc sử dụng vàng như là một công cụ đầu tư tăng lên. Trong nước mà cầu tăng cung không tăng thì giá sẽ tăng”.

Theo chuyên gia ADB, về cách tiếp cận, nếu kết hợp quản lý giữa các yếu tố như công cụ tiền tệ, sản phẩm tài chính để đầu tư đồng thời cũng là hàng hóa có nhu cầu. Nếu kết hợp, cân đối giữa các biện pháp quản lý Nhà nước theo các góc độ trên thì thị trường vận hành sẽ hiệu quả hơn.

Xem thêm: lmth.115856a-no-tab-hnac-iob-gnort-gnourt-gnat-oab-ud-coud-man-teiv-et-hnik/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools