Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 gây ra khủng hoảng rò rỉ hạt nhân tại vùng Fukushima và buộc phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân ở đây, Nhật ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, do giá năng lượng tăng ảnh hưởng đến người dân, giờ đây ông Kishida tuyên bố, điện hạt nhân là một phần của chính sách năng lượng trong tương lai của Nhật.
Phát biểu trong chuyến công du Anh, ông Kishida cho biết Nhật sẽ mở rộng nguồn mua năng lượng, thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hạt nhân để đa dạng hóa các nguồn cung cấp điện.
Việc sử dụng các lò phản ứng hạt nhân sẽ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn để giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trên thế giới.
"Chỉ cần khởi động lại một lò phản ứng hạt nhân hiện có cũng sẽ có tác dụng ngang với việc cung cấp 1 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới mỗi năm cho thị trường toàn cầu", ông Kishida giải thích.
Hơn một thập kỷ kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần làm hư hại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, năng lượng hạt nhân là một vấn đề khó chấp nhận với công chúng Nhật. Hiện chỉ có rất ít trong số hơn 30 nhà máy điện hạt nhân của Nhật còn hoạt động.
Tuy nhiên, theo Reuters, số đông công chúng và doanh nghiệp muốn chính phủ khởi động lại các lò phản ứng để giải quyết vấn đề về an ninh năng lượng. Chiến sự tại Ukraine và giá năng lượng cao đã tạo động lực cho sự thay đổi trong quan điểm của dư luận.
Sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của nhiều người Nhật Bản đã phản ánh một xu hướng đáng lo ngại - 'thắt lưng buộc bụng' - ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng phục hồi nền kinh tế.
Xem thêm: mth.37922848150502202-agn-auc-gnoul-gnan-couht-uhp-tob-ed-nahn-tah-neid-meht-iax-tahn/nv.ertiout