Định hướng lại kế hoạch kinh doanh để cân đối giá thành sản xuất đang được doanh nghiệp tích cực thực hiện.
Xăng dầu luôn chiếm từ 30 - 40% cơ cấu giá thành vận tải nên khi giá xăng tăng, doanh nghiệp đã phải tăng chí phí gấp đôi để duy trì 27 xe container đi các tỉnh. Bên cạnh giải pháp tiết kiệm bằng ghép chuyến, doanh nghiệp buộc phải chọn giải pháp giảm lợi nhuận để giữ chân khách hàng.
"Dầu tăng lên, ví dụ như 300.000 - 400.000 đồng, nhưng chúng tôi chỉ đề nghị khách hàng chia sẻ, chỉ tăng lên 150.000 - 200.000 đồng", ông Lê Đăng Tâm, Giám đốc Công ty Vijai Logistics, cho biết.
Giá xăng dầu tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn chồng khó khăn. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại sản xuất để hạn chế chi phí phát sinh, đồng thời tìm giải pháp thúc đẩy tiêu dùng và tăng khuyến mãi để kích cầu.
"Các doanh nghiệp cần rà soát lại các chi phí không cần thiết, nên yêu cầu anh phải hợp lý hóa sản xuất, thay đổi quy trình, công nghệ; tận dụng những công nghệ ít sử dụng tiêu hao năng lượng", ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho hay.
Không chỉ chịu tác động của xăng dầu, mà các chi phí khác cấu thành giá như thuế, phí cầu đường, phí lưu kho, phí logictics…cao khiến sản phẩm bị đội giá. Vì vậy, nhà nước cần rà soát lại các khoản phí giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về phí, có điều kiện khôi phục sản xuất trong bối cảnh khó khăn sau dịch bệnh.
VTV.vn - Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày mai (23/5), giá xăng có thể tiếp tục tăng, lập kỷ lục mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.99470439022502202-ohk-gnohc-ohk-peihgn-hnaod-gnat-gnax-aig/et-hnik/nv.vtv