Nhiều địa phương đang dự kiến tăng học phí mầm non, phổ thông - Ảnh: THU THỦY
Theo đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị các tỉnh thành chỉ đạo cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện đúng nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo.
Cụ thể, chỉ đạo cơ sở đào tạo xây dựng mức học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh, góp phần bình ổn giá, đảm bảo an sinh xã hội.
Triển khai các chính sách hỗ trợ, miễn giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
"Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học", văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo nêu.
Bộ Giáo dục và đào tạo cũng lưu ý về việc thực hiện vận động, sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ theo đúng quy định. Đồng thời các cơ sở đào tạo phải công khai cam kết về chất lượng giáo dục, đào tạo, chịu trách nhiệm giải trình về các mức thu trước người học và xã hội.
Về sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị các địa phương chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn.
TTO - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng việc tăng học phí như thế nào phải tương ứng với tăng chỉ số giá tiêu dùng và người đóng phí cũng chịu các tác động ngoại cảnh, là rủi ro chung nên phải có sự chia sẻ.
Xem thêm: mth.18155021252502202-coh-man-uad-uht-mal-ar-yax-ed-gnohk-iod-teyut/nv.ertiout