vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản

2022-05-28 03:15

Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Việc cấm doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản nhận được một số ý kiến góp ý từ các đại biểu Quốc hội.

Theo dự thảo luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm... không được kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán phái sinh, kim loại quý, đá quý, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài...

Liên quan việc cấm doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Kiều (đại biểu Đăk Nông) cho là phù hợp, nhưng cũng góp ý rằng, dự thảo Luật cần làm rõ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh có được góp vốn kinh doanh bất động sản hay không. Nếu được phép thì luật cần nêu rõ giới hạn tỷ lệ vốn góp, để tránh cách hiểu khác nhau trong thực thi.

Trong khi đó, có đại biểu cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp, chi nhánh được cho thuê bất động sản dư thừa sẽ rất dễ lách luật. Nếu đã cấm như dự thảo luật, cần đưa ra định mức sử dụng bất động sản, nhằm hạn chế khả năng doanh nghiệp lách luật.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), chiều 27/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Về điều này, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, cho biết dự thảo luật hiện giao Chính phủ quy định chi tiết nguyên tắc, hạn mức đầu tư, trong đó gồm tỷ lệ sử dụng bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải thích thêm, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cho phép doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Tức là Luật này không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản trực tiếp mà phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh về bất động sản.

Do đó, để đảm bảo thống nhất giữa luật về bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho hay, dự thảo luật sửa đổi lần này đã bỏ quy định về cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được dùng vốn nhàn rỗi để kinh doanh bất động sản.

Dự thảo Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã được thảo luận lần 1 tại kỳ họp thứ 2 diễn ra cuối năm ngoái và tại Hội nghị Đại biểu chuyên trách cuối tháng 3/2022. Theo nghị trình, dự luật sửa đổi này sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp này.

Ngoài ra, việc bỏ hay giữ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các đại biểu Quốc hội. Theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, nguồn để lập quỹ này trước giờ được trích theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm do bên mua đóng theo hợp đồng. Cụ thể, tỷ lệ trích vào quỹ là 0,3% tổng doanh thu với phí giữ lại của hợp đồng. Tức là, hợp đồng bảo hiểm 100 đồng, doanh nghiệp sẽ phải trích 0,3 đồng để đóng vào Quỹ. Số tiền này nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, mất khả năng thanh toán.

Dự thảo luật sửa đổi lần này, Chính phủ vẫn trình hai phương án là bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hoặc giữ lại quỹ này, giao Chính phủ quy định chi tiết về quản lý, sử dụng quỹ.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, cho rằng nên bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm khi sau gần 12 năm được lập, quỹ này chưa phải sử dụng và được đánh giá ít có khả năng phải sử dụng.

Bà phân tích, ngoài Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thì Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện nay và dự luật sửa đổi đều quy định về Quỹ dự trữ bắt buộc. Mục đích của hai quỹ này đều là bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi mất khả năng thanh toán, bảo vệ người tham gia bảo hiểm.

"Việc duy trì song song hai quỹ sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, người được bảo hiểm vì chi phí phát sinh kinh doanh cuối cùng lại được tính vào giá bán sản phẩm bảo hiểm", bà nói, và nhận xét khi bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thì quyền lợi người tham gia bảo hiểm vẫn được đảm bảo.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Cũng đồng ý nên bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bà Vũ Thị Liên Hương, đại biểu tỉnh Quảng Ngãi, đề nghị Chính phủ đề xuất rõ phương án xử lý số dư quỹ hiện nay.

Quan điểm nên bỏ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm cũng là ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến tại các phiên thảo luận trước đây. Hiện quỹ này có khoảng 1.000 tỷ đồng và chưa chi đồng nào sau gần 12 năm từ khi lập quỹ.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Hoà, Phó trưởng đoàn đại biểu Đồng Tháp, cho rằng vẫn nên giữ lại quỹ này. "12 năm qua quỹ chưa sử dụng là đáng mừng, nhưng việc trích quỹ là cần thiết, giúp người mua bảo hiểm không bị mất quyền lợi", ông Hoà nêu quan điểm.

Tuy nhiên, Phó trưởng đoàn đại biểu Đồng Tháp đề nghị Chính phủ đánh giá nguồn hình thành quỹ bảo vệ người mua bảo hiểm, tỷ lệ phần trăm trích vào, cũng như khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định từ quỹ cho mục đích kinh doanh hay không. Việc này theo ông nhằm tránh lãng phí nguồn lực.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc không nêu rõ quan điểm muốn giữ hay bỏ quỹ. Ông thông tin, Chính phủ đang tính phương án giảm mức trích vào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm từ 0,3% tổng doanh thu với phí giữ lại của hợp đồng bảo hiểm xuống còn 0,05%. Tuy nhiên, theo ông thực tế khó có thể khẳng định doanh nghiệp bảo hiểm "đủ các lớp bảo vệ thì không bị khó khăn, rủi ro".

"Nếu Quốc hội tiếp tục ủng hộ để lại quỹ thì chúng ta tiếp tục đưa vào luật, còn nếu bỏ quỹ thì giao lại cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xử lý số dư, hiện khoảng 1.000 tỷ đồng", Bộ trưởng Tài chính nêu.

Anh Minh

Xem thêm: lmth.6088644-nas-gnod-tab-hnaod-hnik-coud-gnohk-meih-oab-peihgn-hnaod-taux-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools