vĐồng tin tức tài chính 365

Ăn tỏi có tác dụng gì, ai không nên ăn?

2023-08-22 08:44
Tỏi có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng ăn sai sẽ gây hại - Ảnh minh họa

Tỏi có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng ăn sai sẽ gây hại - Ảnh minh họa

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết tỏi là thực phẩm tốt cho sức khỏe với giá trị dinh dưỡng khá cao. Trong 100g tỏi tươi có chứa 62,8g nước, 6,3g protein, 0,1g lipid, 29g hydrat carbon, nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, phốt pho và các vitamin C, B1, B2. 

Tỏi có nhiều tác dụng

Đặc biệt, cả đông và tây y đều coi tỏi là một vị thuốc. Theo đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, tiêu tích, giải độc và sát trùng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đinh độc, nấm tóc…

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu rất sâu về tỏi trên mọi phương diện và nhận thấy tỏi có tác dụng dược lý rất phong phú và độc đáo như: có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút và kháng ký sinh trùng đường ruột; điều chỉnh rối loạn lipid máu và làm giảm đường máu; hạ huyết áp, cải thiện sức co bóp cơ tim, lợi tiểu; 

Chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, gia tăng hoạt tính dung giải fibrin và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch: thúc đẩy bài tiết dịch vị và chuyển hóa cơ thể; bảo hộ tế bào gan, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa; chống viêm và chống ung thư; nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể… 

Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y Hải Phòng, phân tích tỏi có tính kháng khuẩn rất tốt, và tỏi cũng giống như một chất kháng sinh tự nhiên có nhiều tác dụng như phòng chống ung thư, giảm đường huyết, phòng bệnh tim mạch, hạn chế các nhiễm độc phóng xạ… 

Hơn nữa, chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. "Tuy nhiên, tỏi có tính nóng, có độc, sinh đờm nhiệt, nếu ăn nhiều tỏi sẽ gây tiêu hao khí, tổn hại máu huyết" - lương y Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh. 

Ăn nhiều tỏi nguy cơ gây hại cho tim

Theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi có thể gây ra một số phản ứng phụ do bản thân thành phần có trong tỏi, hoặc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng. Ăn nhiều tỏi sống sẽ thấy khó chịu trong bao tử, gây xót ruột, hoặc ói mửa và tiêu chảy. Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phỏng da ở một số người.

Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống thuốc tỏi, nhất là khi đang mắc bệnh về máu huyết, bệnh về tiêu hóa...

Các chuyên gia tim mạch cho biết tỏi là gia vị thực phẩm chỉ có vai trò phòng bệnh. Bởi thành phần chính trong tỏi là chất kháng sinh allicin (C6H10OS2) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, nếu mỗi bữa dùng từ 3 - 5 tép tỏi nhỏ có tác dụng phòng bệnh nói chung.

Với hệ tim mạch, tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu không cho kết tụ thành cục máu đông nên có tác dụng ngừa tai biến tim mạch và làm hạ huyết áp. Rượu là chất dẫn để thuốc tốt hơn, nên uống rượu tỏi làm tăng tác dụng của tỏi.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rượu tỏi theo nghiên cứu của WHO chỉ có tác dụng khi dùng ở liều mỗi ngày hai lần: sáng - tối, mỗi lần 40 giọt (một thìa cà phê), dùng nhiều sẽ có hại khiến hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp...

Đặc biệt, nếu uống nhiều rượu tỏi lại gây hại cho tim: loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sức co bóp của tim và suy tim...

Tìm thấy gia vị cà ri Ấn 2.000 năm tuổi tại di chỉ Óc Eo, Việt NamTìm thấy gia vị cà ri Ấn 2.000 năm tuổi tại di chỉ Óc Eo, Việt Nam

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy gia vị chế biến món cà ri lâu đời nhất của Ấn Độ tại di chỉ khảo cổ Óc Eo thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.

Xem thêm: mth.66271106112803202-na-nen-gnohk-ia-ig-gnud-cat-oc-iot-na/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ăn tỏi có tác dụng gì, ai không nên ăn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools