vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất khiến doanh nghiệp choáng váng

2021-05-08 09:49

Đề xuất khiến doanh nghiệp choáng váng

Bùi Trinh

(KTSG) - Đề xuất của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc sửa đổi quy định đóng bảo hiểm xã hội, theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của người lao động, đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Trên thực tế, thu nhập của người lao động do doanh nghiệp chi trả không ổn định theo thời gian, có tháng nhiều tháng ít, quí nhiều quí ít; cơ quan bảo hiểm xã hội xác định tổng thu nhập thế nào để có thể định ra mức 70%?

Quy định này nếu được thực hiện sẽ là đòn choáng váng với hầu hết các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức khó lường. Trong nhiều trường hợp, người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vì họ không muốn bỏ ra 10,5% của mức lương để đóng. Để giữ lao động có những doanh nghiệp phải chi trả thêm khoản này cho người lao động, nâng tỷ lệ phải đóng thực tế của doanh nghiệp lên 32%.

Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành thanh, kiểm tra để xác định tổng thu nhập của người lao động ở doanh nghiệp, đây có lẽ là điều khiến doanh nghiệp sợ nhất. Mỗi lần thanh, kiểm tra là một lần doanh nghiệp phải mất thời gian và chi phí, ít nhất là chi phí tiếp khách, khoản này có được hạch toán vào chi phí hay không lại tùy thuộc vào sự bóc tách của cơ quan thuế khi quyết toán thuế. Có những nghiên cứu cho rằng phương thức hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp trong đại dịch là bớt đi các khoản thanh tra kiểm tra.

Khi bảo hiểm xã hội tăng lên thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm đi và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm theo, không biết hai cơ quan liên quan này đã nghiên cứu kỹ về chuyện này chưa?

Việc đóng bảo hiểm xã hội là an sinh lâu dài cho người lao động, còn an sinh trước mắt từ người sử dụng lao động chính là lo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng thuế cho ngân sách và góp phần vào phát triển kinh tế của quốc gia. Như vậy, doanh nghiệp trước tiên phải tồn tại và làm ăn có lãi.

Tính toán từ Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam, 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy mức lương bình quân của người lao động (làm cơ sở) đóng bảo hiểm xã hội khoảng 5,5-6 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội (của doanh nghiệp và người lao động) sẽ khoảng từ 1,76-1,92 triệu đồng/tháng (32% mức lương). Điều này đã là cực kỳ khó khăn với doanh nghiệp. Với đề xuất mới, khi cơ quan bảo hiểm xã hội đến doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra, nếu 70% mức tổng thu nhập của người lao động nhỏ hơn mức lương đóng bảo hiểm thì mức đóng bảo hiểm sẽ như cũ. Nhưng 70% mức tổng thu nhập, bao gồm cả các khoản phụ cấp như ăn ca, đồng phục, thưởng sáng kiến, thưởng lễ Tết, tiền làm ngoài giờ… - là số tiền rất lớn. Nếu thu nhập ngoài lương là 3 triệu đồng, thì mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm theo đề xuất mới sẽ từ 0,7 x (5,5+3)x0,32 đến  0,7x(6+3)x0,32 triệu đồng; tính ra số tiền phải đóng bảo hiểm sẽ khoảng từ 1,902 - 2,016 triệu đồng/tháng. Thực tế khoản thu nhập ngoài lương như ở trên đã nêu là rất lớn, lúc đó lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có thể giảm sâu hơn (theo Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam, 2020, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm 93% tổng số doanh nghiệp có lợi nhuân trước thuế âm từ năm 2011-2019), càng gây bất lợi cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Trong tình hình hiện nay, việc điều chỉnh theo hướng tăng chi phí của doanh nghiệp là không hợp lý, không khả thi. Cơ quan chức năng nên cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp trụ vững để qua khỏi thời kỳ trầm luân do dịch bệnh. Nhà nước cần có các gói hỗ trợ, đặc biệt là gói hỗ trợ “cắt giảm thanh tra, kiểm tra”. Ngoài ra cơ quan chức năng khi đưa ra chính sách gì cần có khảo sát, điều tra kỹ lưỡng để hài hòa lợi ích ba bên, người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Trong bốn tháng đầu năm nay có 51.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 12.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Những con số kể trên đã phần nào phản ánh tình cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy họ không nên, trong bất luận trường hợp nào, bị bắt buộc phải gánh thêm những gánh nặng chi phí nào nữa. 

Xem thêm: lmth.gnav-gnaohc-peihgn-hnaod-neihk-taux-ed/810613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất khiến doanh nghiệp choáng váng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools