- Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đầu năm 2021 vẫn thấp
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Đến nay, tỷ lệ giải ngân đã đạt 22,1% và phấn đấu 6 tháng đầu năm đạt khoảng 42,8%. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT nêu rõ, Bộ hiện đang phải đối mặt không ít khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công.
Cụ thể, những dự án quy mô lớn, kế hoạch vốn năm 2021 nhiều, chính quyền địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng gồm: 2 dự án Hồ Cánh Tạng (tỉnh Hòa Bình) và hồ Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk). Những dự án thiếu kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) và vốn đối ứng của các địa phương đã cam kết là: Cánh Tạng, Bản Lải, Ngòi Giành, Rào Nan…
Với các dự án ODA, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết: Một số dự án phải kéo dài thời gian thực hiện (do dịch COVID-19); không được sử dụng vốn nước ngoài chi trả thuế giá trị gia tăng (VAT) và chi thường xuyên phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Dự án hồ Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk) đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. |
Theo Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư giống như thủ tục phê duyệt mới, phải qua nhiều bước, lấy ý kiến nhiều bộ, ngành nên mất thời gian (thường hơn 6 tháng). Đặc biệt, một số dự án chỉ gia hạn thời gian thực hiện cũng phải thực hiện theo quy trình trên. Khó khăn, vướng mắc còn là mô hình quản lý một số dự án không phù hợp, như Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện (vay vốn ADB, mua sắm thiết bị cho 17 trường dạy nghề thuộc 4 Bộ).
Ngoài ra, việc đấu thầu mua sắm thiết bị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) là chủ dự án tổ chức và chỉ triển khai khi tất cả các trường hoàn thành phê duyệt danh mục, thông số thiết bị. Do vậy, các trường thuộc Bộ NN&PTNT rất bị động, khó giải ngân kế hoạch vốn được giao.
Đối với các dự án (khoảng 11 dự án vốn TPCP) có thể giải ngân cao hơn kế hoạch, Bộ triển khai gấp các thủ tục để tăng khối lượng giải ngân. Đối với các dự án ODA, khi đàm phán Hiệp định, Sổ tay hướng dẫn thực hiện cần giảm tối đa số lượng gói thầu xem xét trước, quy định rõ thời gian tối đa để nhà tài trợ xem xét, chấp thuận về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung hợp đồng.
Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các dự án ký Hiệp định trước khi có Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên đã quy định dùng vốn nước ngoài cho chi thường xuyên, chi trả thuế VAT thì tiếp tục thực hiện theo Hiệp định.
Bộ này cũng đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để tháo gỡ khó khăn theo hướng trường nào hoàn thành hồ sơ thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện tổ chức đấu thầu trước, trường nào chưa hoàn thành thì tách để lại đấu thầu sau. Với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ NN&PTNT đề nghị báo cáo Chính phủ sửa đổi Nghị định số 56/2020/NĐ-CP theo hướng tinh giản thủ tục khi điều chỉnh chủ trương dự án, đặc biệt các dự án chỉ điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện dự án dưới 6 tháng.
Xem thêm: /094246-gnoc-ut-uad-nov-nagn-iaig-cam-gnouV/et-hniK/nv.moc.dnac