vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ Hoài Linh "chậm" chuyển 13 tỷ đồng từ thiện: Cần bổ sung quy định về giám sát từ thiện

2021-05-26 09:46

Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh kêu gọi cộng đồng ủng hộ đồng bào miền Trung được hơn 13 tỷ đồng vào tháng 11/2020, nhưng 7 tháng trôi qua, nghệ sĩ này vẫn “âm thầm” giữ số tiền đó, chưa hề chuyển đến đồng bào miền Trung.

 Vụ Hoài Linh chậm chuyển 13 tỷ đồng từ thiện: Cần bổ sung quy định về giám sát từ thiện  - Ảnh 1.

Vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh chậm chuyển tiền cho đồng bào vùng lũ khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều .

Sự việc khiến dư luận thực sự “bùng nổ” với những ý kiến trái chiều. Vậy trong trường hợp này, nghệ sĩ có vi phạm luật hay không? Phóng viên VOV đã phỏng vấn TS, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

PV: Thưa luật sư, ông nhìn nhận vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh chậm chuyển tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ như thế nào? 

Luật sư Lê Ngọc Khánh: Dưới góc độ pháp lý, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, đây là vấn đề của pháp luật dân sự. Cũng có luật sư cho rằng, vụ việc này chịu sự điều chỉnh của nghị định 64, nhưng cá nhân tôi cho rằng, đây là vụ việc dân sự theo quan hệ ủy quyền cho tặng tài sản. Người tặng là người có tiền, tài sản, người được tặng là đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn và nghệ sĩ Hoài Linh chỉ là người nhận ủy quyền để chuyển cho đồng bào miền Trung. Điều này được thể hiện theo các điều 138, 562 và 565 Bộ luật dân sự năm 2015.

PV: Về mặt luật pháp, nghệ sĩ đứng ra kêu gọi ủng hộ chỉ làm nghĩa vụ của bên được ủy quyền, vậy phải có trách nhiệm với bên thứ 3 (người được cứu trợ) như thế nào?

Luật sư Lê Ngọc Khánh: Theo tôi, người được ủy quyền theo luật quy định, người ta đã giao tài sản cho anh để trao cho người được nhận tài sản, anh phải có nghĩa vụ chuyển cho người được nhận, tức là phải chuyển cho đồng bào miền Trung, mà phải chuyển đúng lúc người ta gặp khó khăn.

Nghệ sĩ Hoài Linh giải thích là do Covid chưa chuyển được là lý do không thỏa đáng; các nghệ sĩ khác vẫn chuyển được, trong khi đó 7-8 tháng rồi anh không chuyển. Nếu anh cứ để đấy không chuyển nghĩa là anh vi phạm thỏa thuận, dù là thỏa thuận ủy quyền tín nhiệm của người dân.

PV: Dư luận quan tâm là với những khoản tiền ủng hộ lớn cho hoạt động từ thiện mà kéo dài thời gian thì số lãi phát sinh thuộc về bên nào?

Luật sư Lê Ngọc Khánh: Đây cũng là một trong những kẽ hở của Luật nên mới có chuyện nghệ sĩ chậm chuyển tiền cứu trợ đến cho người dân. Với số tiền cứu trợ lên tới hơn 13 tỷ đồng, chỉ tính riêng lãi suất thông thường đã là khoảng 400 triệu đồng. Số tiền này nghệ sĩ chỉ được ủy quyền chuyển nên số lãi đó dù có là bao nhiêu thì cũng không thuộc về Hoài Linh mà của người được cho tặng, ở đây là đồng bào miền Trung.

PV: Vậy theo ông, bài học rút ra từ vụ việc này là gì?

Luật sư Lê Ngọc Khánh: Theo tôi, bài học ở đây chính là sự thiếu minh bạch của cá nhân nghệ sĩ Hoài Linh nhưng làm ảnh hưởng đến uy tín của giới nghệ sĩ nói chung khi làm từ thiện, là “con sâu làm rầu nồi canh”. Khi khán giả ái mộ tặng tiền cho đồng bào, anh được ủy quyền để chuyển cho họ nhờ danh tiếng và uy tín của mình thì phải giữ cái tâm, cái đức. Luật pháp cũng cần bổ sung quy định về giám sát từ thiện để không còn những vụ việc đáng buồn như vậy xảy ra/

PV: Xin cảm ơn luật sư./.

PV

VOV

Xem thêm: nhc.45934648062501202-neiht-ut-tas-maig-ev-hnid-yuq-gnus-ob-nac-neiht-ut-gnod-yt-31-neyuhc-mahc-hnil-iaoh-uv/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ Hoài Linh "chậm" chuyển 13 tỷ đồng từ thiện: Cần bổ sung quy định về giám sát từ thiện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools