Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các ban, bộ, ngành tổ chức.
Tại diễn đàn này, những định hướng cụ thể về quản trị rủi ro quốc gia trong bối cảnh mới, vấn đề phát triển kinh tế số và thúc đẩy xã hội số… trong giai đoạn tới sẽ được làm rõ.
Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam sau 35 năm đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP đầu người đạt khoảng 3.700 USD và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 2%. Chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã đem lại cho Việt Nam những bước phát triển vượt bậc.
Chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã đem lại cho Việt Nam những bước phát triển vượt bậc. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Cho đến nay, chúng ta đã ký kết được 15 hiệp định thương mại, trong đó có các hiệp định thế hệ mới hết sức có ý nghĩa, như CPTPP hay là EVFTA. Thông qua hội nhập quốc tế và các hiệp định thương mại này đã giúp nền kinh tế của chúng ta được lọt vào top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu", ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết.
Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu với những diễn biến ngày càng phức tạp, đã làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế cần phải khắc phục.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả và thực chất các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được đặt ra một cách cấp thiết để tạo nền tảng phát triển trong trung và dài hạn.
"Trọng tâm của Diễn đàn là thảo luận, làm rõ nội hàm về kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới là gì; đồng thời, đề xuất các chủ trương, chính sách, biện pháp lớn để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài", Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho hay.
"Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập là hoàn toàn đúng đắn. Ở đây, chúng ta cũng cần hiểu rằng độc lập chứ không phải biệt lập, tự chủ chứ không phải là chúng tự tách ra khỏi nền kinh tế quốc tế", ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã đề ra mục tiêu, đến năm 2045, Việt nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19 sẽ là nền tảng triển khai thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.
VTV.vn - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam 5 tháng qua chỉ tăng 2,25% được xem là một trong những thành công lớn nhất về điều hành kinh tế vĩ mô.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.92664229130602202-iom-hnih-hnit-gnort-et-hnik-neirt-tahp-gnat-nen-gnud-yax/et-hnik/nv.vtv