vĐồng tin tức tài chính 365

Khi Shopee “thắt lưng buộc bụng”

2022-06-17 03:43

Theo các nguồn tin trong ngành, sàn giao dịch điện tử Shopee đang theo đuổi việc cắt giảm nhân sự trên khắp các thị trường ở ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Công ty được cho là đã trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu và tập trung hơn vào việc đạt được lợi nhuận thay vì đốt tiền mặt.

Các nguồn tin yêu cầu giấu tên trong một báo cáo trước đó của dealstreetasia chỉ ra rằng việc sa thải nhân viên đã ảnh hưởng đến số lượng các nhân viên trong khu vực, bao gồm Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Báo cáo cũng cho biết, dịch vụ thanh toán trực tuyến ShopeePay và chi nhánh giao hàng thực phẩm ShopeeFood cũng sẽ nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự.

Mặc dù Shopee vẫn chưa phản hồi về báo cáo mô tả việc sa thải hàng loạt của họ. Nhưng, các nguồn tin trong ngành đã xác nhận rằng việc sa thải nhân viên đang diễn ra.

Shopee là nhánh kinh doanh thương mại điện tử của tập đoàn Internet khổng lồ Sea có trụ sở tại Singapore, thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” công nghệ Tencent, Trung Quốc. Đầu năm nay, Shopee đã kết thúc hoạt động kinh doanh Pháp, và mới nhất là cuộc tháo chạy khỏi thị trường Ấn Độ.

Vì đâu nên nỗi?

Theo các nhà quan sát, việc cắt giảm việc làm tại Shopee rất có thể là do các vấn đề kinh tế toàn cầu cũng như lạm phát và chi phí nhiên liệu tăng cao. Cổ phiếu của các công ty công nghệ đang quay cuồng vì dòng vốn chảy ra trong khi chính sách hà khắc mới nhất của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc.

Khi Shopee “thắt lưng buộc bụng” - Ảnh 1.

Shopee đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, xung đột kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến các công ty công nghệ ở các khu vực khác và dẫn đến việc các công ty khởi nghiệp lớn ở ASEAN bị cắt giảm việc làm. Kể từ tháng 11 năm 2020, khoảng 786 công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới đã trải qua đợt sa thải với 132.274 nhân viên, theo layoffs.fyi, một trang web theo dõi tình hình sa thải trên toàn thế giới.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý 1 năm 2022 của Sea Group, công ty mẹ của Shopee đang cho thấy mức tăng doanh thu 64,4% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo kế toán tài chính chung cho thấy doanh thu đạt mức 2,9 tỷ USD, với lợi nhuận gộp tăng 81,3% lên 1,2 tỷ USD so với cùng kỳ. Mặc dù hoạt động kinh doanh tổng thể của Sea Group gần đây tiếp tục có dấu hiệu cải thiện về lợi nhuận, nhưng phần lớn doanh thu của họ được cho là chủ yếu đến từ công ty game Garena.

Mặc dù ghi nhận tăng trưởng doanh thu hàng năm, nhưng Sea Group vẫn phải đối mặt với khoản lỗ ròng ngày một phình to. Ba mảng kinh doanh chính của Sea hiện bao gồm giải trí (mảng game Garena), thương mại điện tử (Shopee) và dịch vụ tài chính (SeaMoney) đều không được như kỳ vọng.

Khi Shopee “thắt lưng buộc bụng” - Ảnh 2.

Sea Group, công ty mẹ của Shopee cũng gặp khó trong vấn đề tăng trưởng.

Đáng chú ý, mảng thương mại điện tử của Sea (Shopee) được cộng hưởng một phần từ nhu cầu mua sắm tăng cao của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch năm qua. Tuy nhiên, ở mảng này họ vẫn lỗ 2,7 tỷ USD trong năm 2021 và 941 triệu USD vào quý IV. Tiếp tục đến quý I/2022, doanh thu công ty đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng, điều đáng nói là hoạt động kinh doanh của Sea lại tiếp tục lỗ ròng 580,1 triệu USD.

Gần đây, Shopee tiếp tục phải đối mặt với một số khó khăn vĩ mô, bao gồm lạm phát và lãi suất gia tăng. Những thách thức đáng quan ngại có nguy cơ làm giảm lợi nhuận lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng của Shopee.

Bên cạnh đó, họ cũng đã đối mặt với những thất bại trong một số kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế đầy tham vọng của mình, bao gồm cả việc thâm nhập vào châu Âu và Mỹ Latinh. Trước khi rút chân khỏi thị trường Ấn Độ hồi tháng 3 năm nay, nền tảng này đã phải chia tay thị trường Pháp sau 5 tháng vì không đạt được các mục tiêu theo kỳ vọng. Sắp tới, tập đoàn còn có ý định rút khỏi thị trường Tây Ban Nha, đánh dấu lần thứ 3 rút khỏi một thị trường quốc tế.

Riêng về Shopee tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử này đã có nhiều năm dẫn đầu thị phần lẫn lưu lượng truy cập, vượt xa ba đối thủ cả ngoại lẫn nội là Lazada, Tiki và Sendo. Chỉ tính riêng quý I/2022, lưu lượng truy cập website mỗi tháng của sàn đạt 84,5 triệu lượt. Theo công ty phân tích dữ liệu Metric cho biết từ ngày 13/5-11/6, Shopee đã bán hơn 90 triệu sản phẩm với tổng doanh số lên tới 7.639 tỷ đồng. Tuy vậy, các hoạt động kinh doanh của Shopee vẫn chìm trong thua lỗ và không hiệu quả.

Có lẽ việc “thắt lưng buộc bụng” thời điểm này là điều cần thiết với Shopee. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới cũng đang có những động thái tương tự do các mối lo ngại liên quan tới chiến tranh, lạm phát và sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng.

Trước đó, Tesla, “gã khổng lồ” xe điện của Elon Musk cũng đã tuyên bố tạm dừng toàn bộ các hoạt động tuyển dụng trên khắp thế giới và có thể sẽ cắt giảm 10% nhân viên. Gần đây nhất, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase cũng đã cắt giảm khoảng 18%, tương đương với 1.100 nhân sự trên toàn cầu.

Theo Nguyễn Chuẩn

Diễn đàn Doanh nghiệp

Xem thêm: nhc.34393301261602202-gnub-coub-gnul-taht-eepohs-ihk/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi Shopee “thắt lưng buộc bụng””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools