vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng để 'tiền nhiều chưa biết làm gì'

2023-06-15 09:54

Tăng trưởng tín dụng năm tháng đầu năm chỉ có 3,17% so với cuối năm, trong khi cùng kỳ năm trước tăng khoảng 8%. Nhiều biện pháp đã được triển khai để thoát ra cảnh "tiền nhiều chưa biết làm gì", cho đồng vốn xoay vòng, tạo việc làm, thu lãi cao hơn.

Rất nhiều hiến kế, đề xuất được đưa ra để sớm đưa tiền xoay vòng. Như có người nói ngân hàng phải giảm thêm lãi suất cho vay. Thực tế lãi suất đang giảm dần phù hợp với đầu vào vốn huy động. Thế nhưng vốn vẫn chưa chịu rời ngân hàng.

Tuy nhiên, lãi suất thấp chưa phải là yếu tố quyết định để người kinh doanh vay thêm vốn mà là đơn hàng, doanh thu, có dòng tiền để trả nợ doanh nghiệp mới dám vay.

Nếu không thỏa các yếu tố này, họ đem tiền gửi ngân hàng hưởng lãi còn hơn bỏ vốn làm ăn và đánh cược với rủi ro.

Và xu hướng này đã rõ hơn, qua đó đã làm chậm lại đà giảm tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng như đã diễn ra kể từ cuối năm 2022.

Nguyên nhân của tình trạng "tiền nhiều chưa biết làm gì" đã được chỉ ra. Đó là thị trường xuất khẩu giảm do nhu cầu trên thế giới giảm.

Số thống kê cho thấy dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5-2023 tăng 4,3% so với tháng trước nhưng tính chung năm tháng đầu năm 2023 vẫn giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ hai là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19 nên không còn đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng không mạo hiểm rót thêm vốn nếu không có giải pháp hỗ trợ kèm theo.

Thứ ba là mảng cho vay bất động sản, vốn luôn khát vốn ngân hàng, nay cũng "ngắc ngứ" vì có đến 70% dự án vướng về pháp lý khiến dự án khó vay vốn và người có nhu cầu cũng chần chừ vay tiền để mua.

Ba nguyên nhân trên đã tạo ra vòng luẩn quẩn: tiền trú ẩn ở ngân hàng, ngân hàng chờ người vay còn người vay chờ đơn hàng. Nếu những tháng cuối năm 2022 doanh nghiệp kêu hết room tín dụng thì nay Ngân hàng Nhà nước đang sốt ruột vì "room" vẫn còn "mênh mông".

Do vậy, giải quyết thực trạng thừa tiền cần nhiều giải pháp, đặc biệt là thị trường, đơn hàng. Chính phủ đã chỉ đạo phải tập trung tìm thêm thị trường xuất khẩu mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh cả thế giới cùng khó, tìm đơn hàng mới không dễ dàng.

Lúc này phải xoay qua thị trường trong nước, chính là giải pháp trong tầm tay. Đó là hàng ngàn dự án đầu tư công, là hàng trăm dự án bất động sản đang vướng pháp lý cần tháo gỡ để chủ dự án có thể ký hợp đồng mua bán, để người dân có thể vay tiền ngân hàng mua bất động sản…

Thế nhưng, mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận có 1 triệu tỉ đồng vốn đầu tư công chưa giải ngân được còn tạm gửi ở ngân hàng. Rất sốt ruột khi không khí gỡ vướng pháp lý cho các doanh nghiệp bất động sản không còn nóng như trước.

Chậm tháo gỡ cho các dự án bất động sản sẽ khó dẹp được đám mây u ám khiến người dân chưa vội xuống tiền giúp làm ấm lại thị trường này cũng như hàng loạt nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có việc làm.

Ở giai đoạn này, gỡ khó về vốn và lãi suất là quan trọng nhưng đơn hàng, thị trường mới là quyết định. Phải tăng tốc vực dậy thị trường trong nước, đó là phao cứu doanh nghiệp trong khi chờ thị trường thế giới phục hồi. Được vậy mới thoát cảnh "tiền nhiều chưa biết làm gì".

Tiền gửi dân cư ‘chảy’ vào ngân hàng cao kỷ lục dù lãi suất giảm sâuTiền gửi dân cư ‘chảy’ vào ngân hàng cao kỷ lục dù lãi suất giảm sâu

So với cuối năm 2022, lãi suất huy động đã giảm đáng kể. Nhưng tiền của dân cư vẫn được gửi vào ngân hàng, tính đến cuối tháng 3 đạt hơn 6,2 triệu tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Xem thêm: mth.3243519051603202-ig-mal-teib-auhc-ueihn-neit-ed-gnud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng để 'tiền nhiều chưa biết làm gì'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools