vĐồng tin tức tài chính 365

Buộc thanh toán lớn qua tài khoản: Ngăn nhận hối lộ vài triệu đô la để ban công

2023-06-18 14:47
Buộc thanh toán lớn qua tài khoản: Ngăn nhận hối lộ vài triệu đô la để ban công - Ảnh 1.

Thanh toán bằng hình thức quét mã QR - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một tín hiệu vui vừa cho hay: Sau 2 năm triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đã đạt trên 75%; thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 7,59 tỉ giao dịch với giá trị đạt gần 219,5 triệu tỉ đồng (tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị), cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là thứ có ích ta dễ thấy ở góc độ an ninh tiền tệ. Sâu xa hơn, với cách giao dịch, thanh toán qua ngân hàng với các dịch vụ số tiện ích, hy vọng nó sẽ giảm bớt một cách tích cực những tiêu cực trong xã hội như nạn hối lộ quan chức, nạn rửa tiền, nạn mua bán trốn thuế...

Giao dịch bằng tiền mặt là mảnh đất "vỗ béo" cho tham nhũng...

Môi trường giao dịch bằng tiền mặt, trong thực tế ở nước ta, một quốc gia còn nhiều hạn chế trong chi tiêu thông qua tài khoản ngân hàng, đã khiến cho tham nhũng có điều kiện nảy sinh mạnh. Khi người ta dùng tiền mặt trong giao dịch dân sự quá nhiều sẽ càng tạo điều kiện cho việc tẩu tán tài sản tham nhũng một cách dễ dàng, rửa tiền một cách hợp pháp.

Ví dụ điển hình nhất có lẽ chính là vụ Công ty MobiFone thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông mua AVG. Trong vụ này, người ta đã thông đồng nhau" rất lớp lang" để mua vống giá trên trời một doanh nghiệp truyền hình cũng không có giá trị gì, khi chính bộ chủ quản này vốn đã có Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Thế nhưng họ lại dễ dàng "nhả ra như biếu không" để rồi không lâu sau lại mua về Truyền hình AVG để làm một kênh truyền hình của MobiFone.

Nếu cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày đó là ông Nguyễn Bắc Son không quyết mua AVG thì có lẽ cũng đâu có chuyện cả một dàn lãnh đạo (cả cũ và mới) cùng vướng vòng lao lý.

Chuyện ông Bắc Son từng khai trước tòa rằng ông đã giấu 3 triệu đô la trong một cái thùng để ngay ngoài ban công của nhà ông ở đã khiến dư luận ngỡ ngàng vì lần đầu được nghe. Hóa ra nơi không ngờ nhất,"lộ thiên" nhất trong ngôi nhà ông bộ trưởng nọ là ngoài ban công trên tầng lại là nơi an toàn nhất trong nhà ông ta. Ngộ nhà ông có kẻ đột nhập ăn trộm thì chắc chúng sẽ tìm đến két sắt, chứ đâu ngờ có 3 triệu đô la ném ở ngoài trời như vậy.

Buộc thanh toán lớn qua tài khoản: Ngăn nhận hối lộ vài triệu đô la để ban công - Ảnh 2.

Ví dụ khác nữa như chuyện lợi dụng một chủ trương nhân đạo của Nhà nước ta khi cho phép các hãng hàng không bắt đầu từ tháng 10-2020 được thực hiện giải cứu công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài hồi đại dịch COVID-19. Và nhờ vậy, trên 1.000 chuyến bay đã đưa hơn 200.000 công dân từ 62 quốc gia trở về đất mẹ đã bị nhóm lợi ích lợi dụng để trục lợi.

Song, để mua được vé máy bay về nước thì phải qua các đơn vị làm dịch vụ du lịch, mà họ chạy để được đưa vào danh sách. Nhưng, để muốn có tên trong sách làm dịch vụ này, họ phải "bôi trơn" rất nhiều quan chức ở các "cửa" thuộc nhiều bộ, thậm chí đến cả Văn phòng Chính phủ.

Trong số các bị can vừa bị sờ gáy điều tra và nay đã ra kết luận chính thức, có trường hợp khá điển hình là họ đi chạy án cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Đó là vụ các cựu sĩ quan trong lực lượng công an, trong đó có bị can Nguyễn Anh Tuấn, thiếu tướng, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội. Ông ta can tội môi giới hối lộ. 

Có Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng Phòng điều tra Cục An ninh điều tra, Bộ Công an, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ các bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng, tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh (Blue Sky) và Lê Hồng Sơn, phó tổng giám đốc Blue Sky. 

Họ đã gặp Nguyễn Anh Tuấn, lúc đó đang là phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nhờ làm trung gian giúp đỡ dù ông ta không liên quan một chút nào trong công tác điều tra án, với mong muốn tránh bị xử lý hình sự.

Trong năm 2022, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội đã nhận từ Hằng nhiều lần các gói tiền mặt tổng cộng hơn 2,6 triệu USD để giúp "giải quyết êm thấm".

Cũng trong vụ nói trên, một loạt quan chức lớn nhỏ khác nữa đã nhận hối lộ hàng trăm tỉ đồng tiền mặt với rất nhiều lần. Ngoài ra còn hàng chục người nữa cũng can tội nhận hối lộ trong vụ "chuyến bay giải cứu", tôi không kể hết họ được dù số tiền những bị can này nhận cũng không hề nhỏ gì.

Nếu giao dịch không thể bằng tiền mặt khi quá dễ dàng và nhiều như vậy thì có lẽ sẽ không có chuyện tiêu cực lớn, dẫn đến mất nhiều cán bộ và nhiều kẻ phạm tội đến thế. 

Buộc thanh toán lớn qua tài khoản: Ngăn nhận hối lộ vài triệu đô la để ban công - Ảnh 3.

Biện pháp ngăn ngừa tham nhũng

Thanh toán không dùng tiền mặt với thế giới thực ra không còn là chuyện lạ. Nó đã duy trì nhiều chục năm nay. Thế nhưng trên đất nước ta, mãi dăm năm qua, đặc biệt là 2 năm gần đây mới có dấu hiệu mở rộng số người dân sử dụng và đơn vị sử dụng lao động vận dụng.

Chúng ta thật không thể tưởng tượng nổi nhiều đơn vị hiện nay vẫn còn trả lương cán bộ nhân viên bằng tiền mặt không qua tài khoản cá nhân, và sau đó người ta cũng vẫn thanh toán tiền mặt bởi lẽ không đáng bao nhiêu mà phải đến ngân hàng làm thủ tục gửi tài khoản.

Bỏ qua thanh toán không dùng tiền mặt là kém văn minh và không biết tận dụng bởi các tiện ích của nó trước những chính sách khuyến khích bằng kinh tế.

Mới rồi, vào chiều 14-6, hoạt động trao mã thanh toán Không tiền mặt được phát động tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã được diễn ra. Tại đây, có 90 mã VietQR được lãnh đạo của UBND TP.HCM, Sở Công Thương, báo Tuổi Trẻ, NAPAS cùng ban quản lý chợ trao tận tay cho tiểu thương chợ Bến Thành.

Theo kế hoạch, sắp tới hơn 1.400 sạp hàng còn lại tại khu chợ sầm uất này cũng được trao các mã thanh toán không dùng tiền mặt. Dõi theo thì khá nhiều người tỏ ra hồ hởi với cách thức này. Vừa sạch sẽ vừa an toàn khi sử dụng, không phải mang nhiều tiền vào nơi đông người nhộn nhạo.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một ngày phát động trong một không gian hẹp. Nó cần được nhân rộng trong nhiều nơi trên cả nước, phải trở thành một thói quen mới.

Muốn vậy, cần có một giải pháp mang tính chính trị toàn diện hơn. Đã đến lúc cả hệ thống chính trị cùng phải vào cuộc một cách quyết liệt bài bản, lớp lang hơn so với trước từng phát động. 

Cần phải tuyên truyền, vận động thường xuyên, có cơ chế giám sát tiến độ thực hiện các chủ trương đã đề ra. Đồng thời cũng phải có các chế tài để làm sao khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp hướng tới việc sử dụng phương thức thanh toán văn minh không dùng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt nghĩa là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: ví điện tử (VNPay, MoMo, QR, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR)... hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng qua tài khoản ngân hàng... 

Tôi thường thấy các hình thức khuyến mại người sử dụng khá hấp dẫn. Họ được giảm tiền nếu ta đóng tiền điện, tiền dịch vụ viễn thông và rất nhiều thứ khác...

Để hạn chế tiến tới chấm dứt cảnh hối lộ bằng cách chở cả vali tiền đến nhà quan chức hoặc trả tiền mua bất động sản, xe sang... trong giao dịch mua bán thì không có lý gì ngân hàng không có cách ngăn chặn và nếu làm càng chặt sẽ càng tốt. 

Chỉ có làm tốt việc mở tài khoản cá nhân thì chúng ta mới hy vọng đạt thành công trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong xã hội hiện nay mà Đảng ta đang quyết tâm đẩy lùi.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để phòng chống tham nhũng, chống rửa tiềnThúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để phòng chống tham nhũng, chống rửa tiền

TTO - Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia, ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, triển khai sử dụng Mobile-Money…

Xem thêm: mth.76335913181603202-gnoc-nab-ed-al-od-ueirt-iav-ol-ioh-nahn-nagn-naohk-iat-auq-nol-naot-hnaht-coub/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Buộc thanh toán lớn qua tài khoản: Ngăn nhận hối lộ vài triệu đô la để ban công”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools