Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Hơn 9.000 doanh nghiệp có mặt tại 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam là con số ấn tượng để nói về làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại đất nước hình chữ S.
Doanh nghiệp Hàn Quốc hiện diện ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, từ những lĩnh vực truyền thống như tài chính ngân hàng, công nghiệp điện tử, chế tạo, xây dựng, … đến những lĩnh vực hợp tác mới công nghệ cao như sản xuất pin năng lượng, chất bán dẫn, chip…
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 5-2023, giới đầu tư xứ kim chi đã rót hơn 81,5 tỉ USD vào Việt Nam, với hơn 9.600 dự án còn hiệu lực.
Bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990, Hàn Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại nước ta. Dấu ấn Hàn Quốc không chỉ hiện diện ở những con số đầu tư mà còn ở hàng loạt sản phẩm người Việt đang sử dụng hàng ngày, những bộ phim Hàn Quốc mà người Việt thích xem, hàng triệu người Việt làm việc cho các công ty Hàn Quốc…
Hàn Quốc cũng ghi dấu ở những lãnh đạo cao cấp người Hàn Quốc ở các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Trong những ngày này, người Việt Nam rộn ràng đón Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng lãnh đạo của 205 doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc thăm Việt Nam.
Lần đầu tiên, người đứng đầu Hàn Quốc cùng những doanh nhân tên tuổi lớn xứ kim chi như Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hanwha Kim Dong-kwan…cùng đến Việt Nam.
Cũng trong dịp này, có một nhân vật khá đặc biệt: ông Kim Byoungho, vị chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) người Hàn Quốc duy nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
Cơ duyên với HDBank
Từ tháng 4-2022, ông Kim Byoungho chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT HDBank. Sau hơn 30 năm thành lập, năm 2022 là năm đầu tiên HDBank bổ nhiệm một chủ tịch HĐQT người nước ngoài.
Từ một ngân hàng cỡ nhỏ, HDBank đã từng bước lớn mạnh nhưng không dừng lại ở việc chậm và chắc. Điều HDBank mong muốn lúc đó là làm sao ngày để ngân hàng nhanh chóng đạt những chỉ tiêu quan trọng, lớn nhanh mà vẫn có thể giữ sự bền vững.
Ông Kim Byoungho đến với HDBank với mục tiêu như vậy. Dù không nắm một cổ phiếu nào của HDBank nhưng vì sao ông Kim Byoungho được toàn thể cổ đông một ngân hàng lớn tại Việt Nam tín nhiệm đến như thế?
Có lẽ điều này đến từ những kinh nghiệm quý báu mà ông Kim Byoungho đã có. Từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo trong ngành tài chính tại Hàn Quốc và ghi dấu ấn trong hành trình đổi mới toàn diện Hana Bank, “Profile” của vị lãnh đạo này khá lẫy lừng khi từng giữ chức vụ Giám đốc tài chính, Tổng Giám đốc tại Hana Bank (Ngân hàng lớn thứ 2 tại Hàn Quốc)…
Trong gần 3 thập kỷ, ông đã dẫn dắt Hana Bank đổi mới toàn diện và phát triển mạnh mẽ, vươn tầm Quốc tế.
Ông Kim nổi danh trên thị trường tài chính toàn cầu khi từng là người dẫn dắt các chương trình hợp nhất Ngân hàng Seoul năm 2002, nhận chuyển giao Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB) từ quỹ Lone Star (Mỹ) năm 2015, đưa Hana Bank nâng quy mô tổng tài sản lên hơn 240 tỉ USD và trở thành ngân hàng số 1 Hàn Quốc về mạng lưới quốc tế với 137 chi nhánh tại 24 quốc gia…
Đồng thời ông Kim tham gia chỉ đạo thực hiện nhiều dự án quốc tế của ngân hàng tại các thị trường như Indonesia, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.
Sự am hiểu về thị trường Việt Nam của vị Chủ tịch HDBank là một trong những yếu tố lớn giúp ông thành công trong quá trình đàm phán để Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 15% vốn tại BIDV năm 2019 với tổng giá trị giao dịch gần 1 tỉ USD…
Trước khi về với HDBank, Ông Kim cùng với "deal" BIDV đã đóng góp cho ngành tài chính Việt Nam thông qua xây dựng chiến lược đổi mới của một trong các ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam BIDV.
Sau khi rời Hana Bank năm 2019, ông Kim Byoungho được nhiều định chế tài chính uy tín mời làm cố vấn. Ông là cố vấn cấp cao của International Finance Corporation và thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn SK Inc. - một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.
Sau 1 năm đồng hành cùng HDBank, ông Kim Byoungho đã đem lại cho HDBank một làn gió mới. Vị lãnh đạo người Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng thể hiện là một người rất điềm đạm. Cùng HDBank ở đỉnh lợi nhuận, ông Kim Byoungho nghiêm túc cho rằng với HDBank, mọi thứ mới bắt đầu.
Đưa HDBank bứt phá
Năm 2022 của toàn thế giới khép lại với nhiều diễn biến chưa từng có. Thế giới chứng kiến nhiều biến động đến nỗi nếu liệt kê chắc không thể mô tả đủ, chỉ biết rằng, thiên tai – dịch bệnh –chiến tranh – lao đao kinh tế đều khiến cả thế giới quay cuồng trong ứng biến.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính kinh tế toàn thế thế giới năm 2022 chỉ tăng trưởng 3,4%, giảm mạnh so với mức tăng 6% của năm 2021, trong khi đó lạm phát toàn cầu tăng mạnh lên mức 8,8% từ mức 4,7% của năm trước.
Trong nước, “sóng gió” đổ về từ bối cảnh chung thế giới hòa chung với những khó khăn nội tại của nền kinh tế cũng khiến lãi suất tăng mạnh hồi cuối năm 2022, thị trường tài chính biến động mạnh.
HSC từng khuyến nghị nhà đầu tư một câu rất chất: “Nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều khủng hoảng, việc lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để đầu tư trong giai đoạn tới cần quan tâm đầu tiên là mức độ ổn định trong đó yếu tố cơ sở tiền gửi đa dạng và ít đầu tư vào chứng khoán là 2 yếu tố lớn”.
Cả 2 yếu tố lớn mà Chứng khoán HSC khuyến nghị nhà đầu tư lại đều tồn tại ở HDBank. Đây là một phần kết quả đến từ sự đóng góp của ông Kim Byoungho.
Năm 2022, dù thị trường tài chính hứng chịu nhiều điều bất ổn, HDBank vẫn ổn định và bền vững. Ngân hàng mang tên Bác đã có một sức bật tốt trong ngành ngân hàng khi tăng trưởng mạnh cả về quy mô, giá trị, nền tảng tiền gửi và nền tảng đầu tư vững chắc. Lần đầu tiên, HDBank đạt lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước tới nay.
Trước nay, HDBank khá lặng lẽ so với ngành ngân hàng nói chung. Xét về quy mô vốn điều lệ, HDBank đứng sau rất nhiều cái tên, do đó thị trường ít nhiều bất ngờ khi trong những báo cáo phân tích gần đây của các công ty chứng khoán, HDBank thường xuyên nằm trong top 5 những chỉ số tài chính quan trọng nhất mà bất kỳ ngân hàng nào cũng cần nỗ lực đạt được.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở để sẵn sàng hội nhập.
Chia sẻ với chúng tôi ông Kim Byoungho - Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết “Năm 2022 HDBank đạt kết quả tốt nhất trên mọi mặt, cả về quy mô và chất lượng”.
Nhưng điều tốt nhất mà vị chủ tịch người Hàn cùng HDBank tạo được trong hơn một năm ngắn ngủi không chỉ là những con số, mà đó là việc thành công xây dựng nét văn hóa vốn tồn tại từ lâu ở HDBank thành văn hóa doanh nghiệp, tăng tính hoàn thiện trong quy tắc ứng xử.
“Trên thế giới đã từng có bài học về một ngân hàng tại Mỹ với kinh nghiệm 100 năm đã sụp đổ chỉ qua 1 đêm. Thời gian qua, HDBank đã chứng minh được khả năng quản trị rủi ro với những chỉ số hệ số an toàn vốn, ROE, ROA đều rất tốt, luôn cao hơn trung bình ngành, bên cạnh sự tăng trưởng về chỉ tiêu kinh doanh. Chúng ta đã trở thành ngân hàng tốt nhất và có dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam” – Chủ tịch Kim phát biểu tại Talkshow gần đây của HDBank.
Vị chủ tịch người Hàn Quốc của HDBank khẳng định, quản trị rủi ro thực tế không chỉ trong chỉ số mà còn là vấn đề đạo đức, mỗi ngân hàng đều sẽ cần có những bộ quy tắc ứng xử. Việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực có đạo đức sẽ hạn chế được những rủi ro trong quản trị ngân hàng, hạn chế ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh, tài sản của công dân và quốc gia.
Nét văn hóa HDBank mà ông Kim cùng các lãnh đạo ngân hàng khác đang xây dựng là sự cởi mở. Mọi nhân viên ngân hàng giờ đây được chào đón mọi ý tưởng, tự do trao đổi, đưa ý kiến.
Cam kết lợi ích bền vững cho xã hội, cho cổ đông, cho người lao động.
HDBank xác định tiếp nối những gì đã đạt được, 2023 và những năm tiếp theo vấn kiên định với thông điệp phát triển bền vững. Muốn đạt được điều đó, nhiệm vụ hàng đầu dành cho nhà băng này là phải hài hòa lợi ích của ngân hàng với tất cả các bên liên quan.
HDBank là một trong 5 ngân hàng niêm yết được HoSE lựa chọn danh mục bền vững với điểm số luôn luôn ở TOP đầu hàng năm. Việc thực hành ESG (Environment - Social - Governance) được ngân hàng khắt khe thực hiện trong nhiều năm qua và đến thời của chủ tịch Kim càng rõ nét.
Bên cạnh chủ trương nỗ lực kiến tạo tài sản bền vững cho xã hội bằng “nguồn vốn xanh” và “đầu tư xanh”, HDBank chủ động hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn khi đối mặt với dịch bệnh bằng các gói tín dụng ưu đãi cho người lao động có thu nhập thấp, tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đi theo con đường Xanh cùng khẩu vị tín dụng “tương đối bảo thủ”, dư nợ trong 2 lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều nỗi lo là bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp của HDBank rất thấp. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2022 bởi PwC, mảng dịch vụ của ngân hàng tăng trưởng cao giúp các chỉ số ROE đạt 23,5%, ROA đạt 2,1%, mức rất cao so với của ngành.
HDBank có sự tăng trưởng đồng đều cả về quy mô, lợi nhuận song song với chất lượng tài sản. Tổng tài sản HDBank vượt 416.000 tỉ đồng – tăng 11,1% so với thời điểm đầu năm.
Tài sản của HDBank gia tăng nhanh chóng, tuy vậy tiêu chí an toàn tài sản vẫn đặt lên hàng đầu.
Tổng dư nợ tín dụng của HDBank đến 31-12-2022 đạt 263.856 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ nợ xấu duy trì mức 1,67% - thấp hơn mức bình quân chung toàn ngành, trong đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm đến 97%, dư nợ khách hàng cá nhân tăng 25% so với đầu năm.
Với những thành quả đạt được, ngân hàng có tiền đề để duy trì truyền thống trả cổ tức với tỉ lệ cao, đều đặn, mang lại lợi ích cho cổ đông. Trong 3 năm gần đây, việc duy trì cổ phiếu thưởng với tỉ lệ cao, lần lượt 60% năm 2020, 25% năm 2021 và 25% năm 2022 đã khiến cổ phiếu HDB của HDBank trở nên hấp dẫn với những nhà đầu tư yêu thích sự vững bền.
Dù đạt nhiều thành tích “lần đầu tiên” trong năm 2022, ông Kim Byoungho – Chủ tịch HĐQT HDBank điềm đạm chia sẻ tại Đại hội cổ đông: "Chúng tôi không ngừng nỗ lực và tránh tư tưởng chủ quan, tự mãn, thay vào đó luôn phát huy những phẩm chất quý giá của HDBank: Lấy khách hàng làm trọng tâm, chuyên nghiệp, hiệu quả và và trên hết là trung thực, trách nhiệm”.
Câu nói đó của Kim như một lời hứa của vị chủ tịch 30 năm kinh nghiệm ngành bank với ngân hàng: Không dừng lại.
Với khối tài sản bền vững, HDBank tự tin khẳng định “năm 2023 là năm của những kế hoạch hành động mới”. Ông Kim cùng ban lãnh đạo HDBank tiếp tục đặt mục tiêu đưa ngân hàng lên tầm cao mới. Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT mới đến từ Hàn Quốc, HDBank quyết định nâng tầm giá trị, hướng tới là “Phát triển bền vững, Tiên phong dẫn đầu”.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HOSE: HDB) vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỉ lệ 10%.