vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng

2021-06-02 04:12

Ngày 1-6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định phê duyệt chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025" do Bộ Thông tin và truyền thông trình.

Với chương trình này, rất nhiều giải pháp từ pháp luật, giáo dục, kỹ thuật - công nghệ, tổ chức được đưa ra để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Trong đó có một số giải pháp được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Đó là giải pháp rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng gây hậu quả nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý.

Chương trình cũng đặt kế hoạch đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Đồng thời quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em trong việc quản lý, giám sát trẻ em tiếp cận và tương tác trên môi trường mạng.

Đề xuất nghiêm cấm mọi hình thức tạo lập, lưu trữ, chia sẻ với mục đích vi phạm pháp luật các hình ảnh, video clip trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại tình dục.

Chương trình cũng sẽ đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Bên cạnh đó là các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục như lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm hại trên môi trường mạng; trang bị "bộ kỹ năng số" cơ bản cho trẻ em theo độ tuổi…

Thêm các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ như: thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất...

Chương trình được thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích việc huy động từ các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Mục tiêu của chương trình

100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ để tham gia môi trường mạng an toàn.

100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Các trang web tên miền quốc gia ".vn", các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam: tự thực hiện phân loại nội dung phù hợp với các độ tuổi của trẻ em; nếu có cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho trẻ em, tự triển khai các giải pháp để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em quản lý việc sử dụng ứng dụng, dịch vụ của trẻ em.

‘Chủ nợ tạt phân mẹ con người mắc nợ’: Có hành vi xâm hại trẻ em‘Chủ nợ tạt phân mẹ con người mắc nợ’: Có hành vi xâm hại trẻ em

TTO - Lãnh đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Phú Yên cho rằng hành vi tạt phân pha dầu hỏa của bà Nguyễn Thị Chút vào cháu bé con người mắc nợ có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về xâm hại trẻ em.

Xem thêm: mth.49172722210601202-gnam-gnourt-iom-nert-me-ert-iah-max-iv-hnah-cac-us-hnih-meihn-hcart-uuc-yurt-taux-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools