vĐồng tin tức tài chính 365

Có quyền 'cấm' chửi nhưng không dùng

2021-06-03 12:11

Có quyền 'cấm' chửi nhưng không dùng

Pha Lập

(KTSG Online) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý, xử lý với những người truyền hình trực tuyến xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục.(*)

Nhờ cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý việc thóa mạ, chửi bới người khác trên mạng hay ngoài đời không phải là cách thức duy nhất. Luật lệ hiện nay cho phép người bị xúc phạm có nhiều cách phản ứng khác nhau.

Một là im lặng. Đây là những người đã đạt tới cảnh giới như Chúa, Phật khuyên “hãy yêu thương kẻ thù của mình”. Đây cũng có thể là những người theo trường phái “quân tử báo thù mười năm chưa muộn”, giờ cứ ngậm miệng rồi sau sẽ biết tay. Hoặc giả đây là những người ngại đôi co vì biết đâu hết chuyện nọ, ló chuyện kia.

Hai là lên tiếng phản đối trực tiếp và yêu cầu người xúc phạm mình phải rút lại ngôn từ đã dùng kèm theo lời xin lỗi.

Ba là trình báo với công an, ngành thông tin và truyền thông, ủy ban nhân dân các cấp… để họ xem xét, xử phạt hành chính. Công an nhiều xã, phường trên cả nước dựa vào Nghị định 167/2013 đã xử lý những người “có lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” bằng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng. Còn ở trên mạng xã hội, hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” cũng bị phạt tiền 10-20 triệu đồng, theo Nghị định 15/2020.

Bốn là kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần. Từ nhiều năm trước, một số người dân ở Cà Mau, Bình Thuận, Lạng Sơn… đã kiện ra tòa những người xúc phạm mình. Tòa đã thụ lý, đưa ra xét xử việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi người khởi kiện có đủ bằng chứng, thường thì tòa sẽ buộc người đặt điều nói xấu, chửi bới bồi thường tiền, gỡ thông tin vi phạm trên mạng, xin lỗi trên mạng xã hội hay tại địa phương (xem bảng dưới bài).

Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu xúc phạm quá mức thành làm nhục người khác, có khả năng công an sẽ khởi tố vụ án để xử lý hình sự.

Như vậy, chưa cần tới hội đoàn mà mình tham gia đứng ra bảo vệ, mỗi người chúng ta khi bị chửi bới, nói không thành có… đều có thể tự mình đi đòi lại danh dự cho mình. Vấn đề là mỗi người sử dụng quyền đòi bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình như thế nào mà thôi. Quyền đã có mà không sử dụng khác nào bó tay thúc thủ trước những người già mồm mạ lị, đơm đặt!

----------
(*) https://congnghe.tuoitre.vn/xu-ly-nghiem-viec-livestream-xuc-pham-danh-du-nhan-pham-2021052819591965.htm

Một số vụ kiện đòi bồi thường khi bị xúc phạm:

Nguồn: từ trang congbobanan.toaan.gov.vn (phần Bản án/Dân sự/Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về danh dự, nhân phẩm, uy tín) của Tòa án nhân dân tối cao.

Xem thêm: lmth.gnud-gnohk-gnuhn-iuhc-mac-neyuq-oc/379613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có quyền 'cấm' chửi nhưng không dùng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools