vĐồng tin tức tài chính 365

Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021

2021-06-03 15:12

Theo Bộ Y tế, ngoài vaccine AstraZeneca, trong năm 2021 Việt Nam đã đàm phán để có thêm vaccine của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vaccine Sputnik V. Mới đây nhất, hôm qua, Bộ Y tế đã đạt được thoả thuận mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga.

Với vaccine của Pfizer/BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi đang thử nghiệm lâm sàng. Số vaccine này sẽ được cung ứng trong quý III, IV của năm 2021, cụ thể theo tiến độ quý III: 15,5 triệu liều; quý IV: 15,5 triệu liều.

Trước đó, Bộ Y tế đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine COVID-19 qua nguồn COVAX. Trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4. Còn lô thứ 2, hơn 1,682 triệu liều sẽ về ngày 16/5. Ngoài ra, Bộ Y tế đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Nước ta cũng có 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca. Trong đó, lô đầu tiên, 117.600 liều về Việt Nam vào ngày 24/2, lô thứ 2 về vào ngày 25/5 với 288.100 liều.

 Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021  - Ảnh 1.

Chi tiết 120 triệu liều vaccine COVID-19 mà Việt Nam sẽ có trong năm 2021.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết sau cuộc làm việc chiều 2/6 với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga về vấn đề vắc-xin COVID-19, Việt Nam sẽ mua 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V của Nga trong năm 2021. Nga ủng hộ đề xuất của Việt Nam về cung ứng, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, với nguồn cung ứng của Nga, Mỹ và Anh, Việt Nam đã dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc-xin COVID-19 trong năm 2021 để tiêm cho 70% dân số. Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin trong năm 2021. "Đây là một kết quả tích cực cho quá trình đàm phán liên tục, không ngừng của Bộ Y tế để có vắc-xin", ông Long nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: "Theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, ngoài lực lượng tuyến đầu chống dịch, phải ưu tiên tiêm cho công nhân ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao. Và ưu tiên đầu tiên, đặc biệt cho Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ngoài các lô vắc xin đã về và phân bổ, cho đến nay Việt Nam có khoảng 1,2% dân số đã được tiêm chủng (bằng hai lô về trong tháng 2 và 4 vừa qua). Khi sử dụng hết 2 lô vắc xin đã về trong tháng 5, con số này sẽ nâng lên 3% dân số. Trong tháng 6 và tháng 7, như thư cam kết thông báo mới nhất của COVAX, AstraZeneca và Pfizer, dự kiến sẽ về được ít nhất 5 triệu liều vắc xin nữa.

Bộ Y tế cố gắng năm nay cung ứng đủ 150 triệu liều vắc xin và tổng lực tiến hành tiêm ngay trong năm. Nếu suôn sẻ thì hết tháng 7 lượng vắc xin về sẽ đủ tiêm cho xấp xỉ 10% dân số có chỉ định tiêm chủng."

Về triển vọng sản xuất vắc xin nội, ông Tuyên cho biết: "Thủ tướng đang chỉ đạo rất tích cực. Trong số các đơn vị sản xuất, tiến độ nhanh nhất là vắc xin của Công ty Nanogen, hiện đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Thứ hai là vắc xin của IVAC, chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.

Với vắc xin của Nanogen, sau thử nghiệm giai đoạn 3, theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn và Hội đồng y đức, nếu đạt được yêu cầu cũng sẽ xin phép Thủ tướng cấp phép khẩn cấp giống như các vắc xin ngừa COVID-19 ở nước ngoài. Sớm nhất cuối năm nay vắc xin Việt Nam có thể ra thị trường."

 Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021  - Ảnh 2.

cho đến nay Việt Nam có khoảng 1,2% dân số đã được tiêm chủng.

Để đảm bảo an ninh vắc-xin trong những năm tiếp theo, Bộ Y tế xác định việc hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ sản xuất là rất cần thiết, nên đã giao các đơn vị của Bộ khẩn trương đàm phán, thống nhất với đối tác về vấn đề này. Công ty Vabiotech, đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế hợp tác với phía Nga, dự kiến tháng 7 sẽ tiến hành đóng ống, gia công vắc-xin phòng COVID-19 của Nga tại Việt Nam với công suất khoảng 5 triệu liều/tháng.

Đây là kết quả rất quan trọng để phía Nga có thể chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam trong thời gian tới. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị của Bộ và đề nghị các doanh nghiệp, tập đoàn tiếp tục trao đổi, hợp tác chặt chẽ với phía Nga trong chuyển giao công nghệ để có thể thiết lập nhà máy sản xuất vắc-xin công suất lớn tại Việt Nam nhằm đảm bảo thị trường trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu trong tương lai. "Trong cuộc đàm phán chiều nay, phía Nga hoàn toàn ủng hộ những đề xuất này của phía Việt Nam", ông cho biết.

 Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021  - Ảnh 3.

Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 thứ hai được Việt Nam phê duyệt.

Bên cạnh nguồn vắc-xin của Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận các nguồn khác như COVAX, AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson… Đến nay, đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc-xin COVID-19 qua nguồn COVAX, tuy nhiên, vắc-xin về chưa nhiều. Bộ Y tế đang thúc đẩy COVAX làm sao sớm đưa vắc-xin về Việt Nam nhiều nhất, sớm nhất. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc-xin theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Việt Nam đã đàm phán thành công để Pfizer/BioNTech cung ứng 31 triệu liều vắc-xin, sau khi đàm phán và ký kết với AstraZeneca khoảng 30 triệu liều.

Bộ Y tế vẫn tích cực đàm phán tiếp tục để tăng thêm nguồn cung ứng vắc-xin cho Việt Nam, nhằm giúp đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022. Việt Nam cũng đã đặt vấn đề với COVAX về mong muốn tham gia chuỗi cung ứng vắc-xin toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Ngoài ra, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo đảm vaccine (cập nhật đến ngày 13/5 vừa qua). Các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu nhập khẩu vaccine ngừa COVID-19 có thể liên lạc với các đơn vị có đủ điều kiện và pháp nhân nhập khẩu mà Bộ Y tế đã công bố.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Bộ sẽ cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn vaccine và chống việc giả mạo vaccine. Những nội dung này đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã sẵn sàng thực hiện những việc này.

Bộ Y tế lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vaccine. Các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vaccine hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ 3, để tránh nguy cơ mua phải vaccine giả mạo hoặc bị lừa đảo như tổ chức Interpol đã cảnh báo.

 Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021  - Ảnh 4.

Theo Minh Châu

Diễn đàn doanh nghiệp

Xem thêm: nhc.37280124130601202-1202-man-gnort-91-divoc-eniccav-meit-coud-es-man-teiv-os-nad-07-neik-ud/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dự kiến 70% dân số Việt Nam sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong năm 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools