Ngày 4/6, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh 10 TP.HCM rao bán khoản nợ của Công ty Xây dựng Thương mại Dịch vụ Phương Nam Nhi và Công ty Sản xuất Thương mại Tân Âu Cơ để thu hồi nợ. Đây là 2 khoản nợ có tài sản đảm bảo (TSĐB) lần lượt là 2 và 3 căn nhà.
Ở mảng cho vay tiêu dùng, mới đây, VietinBank cũng tiên phong bán một loạt khoản nợ xấu trị giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, không có tài sản đảm bảo. Đây là lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện trường hợp rao bán nợ vay tiêu dùng.
Không chỉ VietinBank mà nhiều ngân hàng khác từ nhóm Big 4 đến các ngân hàng TMCP, đều đã và đang tích cực rao bán nợ xấu nhằm thu hồi vốn. Đó có thể là nợ gắn với bất động sản hoặc nợ có các TSĐB là cổ phiếu ngân hàng , đã được bán thu hồi nợ như trường hợp của Kienlongbank hay Eximbank.
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng nỗ lực rao bán nợ là một tín hiệu tích cực của thị trường mua bán nợ, tăng cường công khai thông tin, có quảng bá để tăng thu hút nhà đầu tư, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, các tài sản thế chấp từ thị trường đặc thù này, giải "ách" cho các chủ thể vay mất khả năng trả nợ.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư kí Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đây là hoạt động giúp nhà băng tránh vốn chết, việc thu hồi vốn nhanh sẽ giúp các ngân hàng có thêm đồng vốn hoạt động, thay vì tốn công theo dõi, quản lý và tổ chức nhân sự cho việc đòi nợ mà hiệu quả không cao.
Tuy nhiên, một nút thắt hiện tại đến từ chính các ngân hàng là niêm yết giá bán các khoản nợ vay quá cao, thường xác định gồm cả gốc vay, lãi vay, hoặc trên định giá tài sản hữu hình nguyên giá. Điều đó làm cho giá khoản nợ rao bán đắt lên, nhà đầu tư không thực sự thấy hấp dẫn.
Lê Mỹ
Diễn đàn doanh nghiệp
Xem thêm: nhc.61502127111601202-on-nab-oar-oar-tor-gnah-nagn/nv.zibefac