vĐồng tin tức tài chính 365

Mất mùi do COVID-19 có thể phục hồi hay không?

2021-06-23 09:33
Mất mùi do COVID-19 có thể phục hồi hay không? - Ảnh 1.

Lấy mẫu test nhanh - Ảnh: THÁI LUỸ

Tỉ lệ gây mất mùi do COVID-19

Mất mùi là một biểu hiện khá thường gặp ở bệnh nhân bị COVID-19. Theo một phân tích tổng hợp trên Am J Med Sci. với 51 nghiên cứu, thực hiện trên 11.074 bệnh nhân mắc COVID-19, thì có khoảng 52% bệnh nhân bị mất mùi. 

Triệu chứng quan trọng này đã được đưa vào sàng lọc để phát hiện bệnh. Trong đợt bùng phát COVID-19 ở nước ta hiện nay, mất mùi được phát hiện ngày càng nhiều dù chưa có con số thống kê chính thức. 

Gần đây, người ta nhận thấy biến chủng Ấn Độ có tỉ lệ gây mất mùi khá cao, có thể là do tăng khả năng kết dính của virus với các tế bào nâng đỡ và tế bào tuyến Bowman có ở biểu mô khứu giác.

Mất mùi ngắn hạn, dài hạn, khả năng tự phục hồi

Cơ chế chính xác SARS-CoV-2 gây mất mùi vẫn chưa được hiểu rõ. 

Mất mùi ngắn hạn có thể do phù nề niêm mạc mũi ở những bệnh nhân có triệu chứng nghẹt sổ mũi, khiến cho mùi không đến được các thụ thể tiếp nhận mùi có vị trí nằm cao trong hốc mũi, cũng giống như khi bị cảm lạnh nói chung. 

Tuy nhiên, cũng có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân COVID-19 vẫn bị mất mùi ngắn hạn dù không bị nghẹt sổ mũi, có thể là do tổn thương ở hệ thần kinh khứu giác. 

Mất mùi dài hạn sau nhiễm SARS-CoV-2 kéo dài vài tháng, có khi vĩnh viễn là do tổn thương các thụ thể hay sợi thần kinh khứu giác.

Dù vậy, chúng ta không phải quá lo lắng. Đa số các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tự phục hồi khứu giác là khoảng 90% trong vòng 4 tuần. Tỉ lệ này thấp hơn khi được đánh giá khứu giác bằng phương pháp đo khách quan. 

Theo một nghiên cứu có sử dụng phương pháp đánh giá khứu giác khách quan, tỉ lệ mất mùi do COVID-19 tiếp tục kéo dài sau 2 tháng là 15% và sau 6 tháng là 5%.

Điều trị mất mùi

Các nghiên cứu về sử dụng thuốc corticoid xịt mũi tại chỗ trong điều trị mất mùi cấp tính ở bệnh nhân COVID-19 vẫn chưa có kết quả thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian phục hồi khứu giác nhanh hơn, tỉ lệ bệnh nhân phục hồi cao hơn; tuy nhiên, một số nghiên cứu khác không cho thấy sự khác biệt so với nhóm dùng giả dược. 

Sử dụng thuốc corticoid xịt mũi tại chỗ chỉ nên chỉ định sau 2 tuần cho những bệnh nhân mất mùi do COVID-19 có nghẹt chảy mũi, giúp làm giảm phù nề niêm mạc mũi. Việc điều trị tích cực chỉ đặt ra khi bệnh nhân bị mất mùi kéo dài hơn 2 tuần.

Huấn luyện "ngửi" giúp phục hồi khứu giác ở những bệnh nhân COVID-19 bị mất mùi kéo dài

Đối với mất mùi dài hạn sau nhiễm SARS-CoV-2, bệnh nhân cần được huấn luyện để phục hồi đường dẫn truyền thần kinh khứu giác. Quá trình này thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc, mục đích là giúp cho bệnh nhân nhớ lại các mùi trước đây. 

Quá trình huấn luyện này sử dụng các mùi cơ bản trong cuộc sống bao gồm các mùi như: hương hoa (hoa hồng), mùi trái cây (chanh), chất thơm (đinh hương) và bạc hà. 

Bệnh nhân được cho hít các lọ hay các ống hít có các mùi kể trên trong 15 - 20 giây. Trong khi hít, ví dụ như với hương hoa hồng, bệnh nhân được hướng dẫn cố gắng nhớ, tưởng tượng mùi hương hoa hồng mà mình đã từng ngửi trước kia, cũng như tưởng tượng hình ảnh hoa hồng. 

Sự kết hợp giữa hít mùi và tưởng tượng này giúp ích cho quá trình phục hồi khứu giác. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục thực hiện tương tự với 3 mùi còn lại, mỗi ngày tập 2 - 3 lần. Sự cải thiện khứu giác xảy ra sau quá trình tự huấn luyện tại nhà của bệnh nhân từ 3 đến 6 tháng hay có khi 1 năm.

Huấn luyện phục hồi khứu giác đã được sử dụng cho điều trị mất mùi do nguyên nhân khác như sau viêm nhiễm hoặc sau chấn thương với kết quả khá khả quan.

Anh cập nhật thêm triệu chứng mắc COVID-19: mất mùi, mất vịAnh cập nhật thêm triệu chứng mắc COVID-19: mất mùi, mất vị

TTO - Ngoài sốt và ho kéo dài, Anh đã bổ sung thêm triệu chứng mất mùi và mất vị vào danh sách các triệu chứng chính thức khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Xem thêm: mth.48443348032601202-gnohk-yah-ioh-cuhp-eht-oc-91-divoc-od-ium-tam/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mất mùi do COVID-19 có thể phục hồi hay không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools