vĐồng tin tức tài chính 365

Kiên Giang: Hàng tỷ đồng bảo vệ rừng vào túi ai?

2021-06-29 13:32

Chi không đúng mục đích

BQLR Kiên Giang (được tổ chức lại năm 2019 trên cơ sở sát nhập BQLR Hòn Đất - Kiên Hà và BQLR An Biên - An Minh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang, kinh phí hoạt động được Ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo 100%. Cơ cấu tổ chức có Ban giám đốc, 2 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 7 trạm quản lý bảo vệ rừng với 39 người... Kiểm tra việc quản lý tài chính ngân sách và các nguồn thu khác giai đoạn 2015-2020 của BQLR Kiên Giang, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, sai phạm.

NHỮNG AI LIÊN QUAN?

Thanh tra xác định, ông Phan Văn Hùng, Giám đốc BQLR Kiên Giang (nguyên Giám đốc BQLR Hòn Đất - Kiên Hà, giai đoạn 2015-2019), ông Nguyễn Tín, Phó GĐ BQLR Kiên Giang, ông Trần Phi Hải, PGĐ BQLR Kiên Giang (nguyên GĐ BQLR An Biên, An Minh, giai đoạn 2015-2019), ông Phạm Văn Dức, kế toán, Võ Châu Hoài Nhân, Trưởng phòng hành chính-Tổng hợp; ông Lê Hoàng Mẫn, cán bộ kỹ thuật BQLR Kiên Giang; ông Hoàng Văn Tuấn, nguyên PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang; ông Nguyễn Duy Tân, nguyên Trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình... liên quan đến tham mưu, ký duyệt thanh toán thừa và phê duyệt dự án áp dụng định mức không phù hợp.

Cụ thể, trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, qua kiểm tra cho thấy việc quy định khoán tiền cước phí điện thoại cá nhân cho giám đốc, phó giám đốc, các trưởng, phó phòng chuyên môn trong quy chế là không đúng chế độ theo quy định. Tại BQLR An Biên - An Minh đã xảy ra việc chi sai chế độ tiền cước phí điện thoại số tiền 8,8 triệu đồng. Thanh toán trùng số tiền hơn 13 triệu đồng. Không nộp vào NSNN số tiền khai thác rừng tràm từ các tổ chức, doanh nghiệp nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 2015-2019 với hơn 2,7 tỷ đồng. Chưa hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời khoán thu, chi; không tổ chức bán đấu giá; không phối hợp công ty tổ chức đấu giá ban hành quyết định hủy kết quả trúng thầu...

Tương tự, BQLR Hòn Đất - Kiên Hà chi không đúng mục đích nguồn kinh phí phòng cháy chữa cháy số tiền hơn 186 triệu đồng; chi thanh toán thừa khối lượng so với dự toán được duyệt gói thầu sử dụng kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ và trích lục hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng số tiền 125 triệu đồng; không nộp vào NSNN số tiền bỏ cọc của đơn vị trúng đấu giá khai thác gỗ hơn 136 triệu đồng và tiền nhận bồi thường hoa màu, vật kiến trúc hơn 665 triệu đồng; chi thanh toán thừa khối lượng khảo sát địa hình của 3 công trình đào kênh hơn 60 triệu đồng; chi sai mục đích nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng hơn 30 triệu đồng; chưa thực hiện hạch toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời khoản thu, chi khai thác rừng tràm vào báo cáo của đơn vị... Thực hiện trình tự thủ tục cho giao khoán bảo vệ rừng chưa đúng quy định pháp luật đối với 6 UBND xã... BQLR Kiên Giang chi sai mục đích nguồn kinh phí phòng cháy chữa cháy và quản lý bảo vệ rừng số tiền hơn 44 triệu đồng...

Đằng sau những dự án bảo vệ rừng

Theo kết luận thanh tra, thực hiện theo Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 22-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn (2015-2020), Kiên Giang được phê duyệt 4 dự án (DA). Hiện nay, các DA trên đang trong quá trình thực hiện. Tính đến thời điểm thanh tra, có 3 DA chậm tiến độ so với quyết định đầu tư.

Tháng 9-2015, UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang làm chủ DA Gây bồi tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển từ Bình Sơn đến Bình Giang huyện Hòn Đất, do BQLR Hòn Đất-Kiên Hà là đơn vị thực hiện với số vốn đầu tư hơn 35 tỷ đồng. DA do liên doanh Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Việt Thành (gọi tắt là Công ty Việt Thành) và Công ty cổ phần Xây dựng và Sinh thái Thủy Lợi (Công ty Thủy Lợi) lập thiết kế và dự toán. Qua Thanh tra, việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán công trình thừa gần 1 tỷ đồng. BQLR Hòn Đất - Kiên Hà đã ký 7 hợp đồng thi công, tư vấn, mua sắm thiết bị với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng. Thanh tra kiểm tra thực tế thi công phát hiện đơn vị thi công khai tăng khối lượng thanh toán dây buộc cọc nẹp ngang, cọc đứng so với thiết kế với tổng số tiền gần 200 triệu đồng.

Người dân tố cáo diện tích rừng bị phá ở An Sơn, huyện Kiên Hải

Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định giao Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư DA Gây bồi tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển xã Nam Thái, huyện An Biên do BQLR An Biên - An Minh làm đơn vị thi công với số vốn đầu tư gần 20,5 tỷ đồng. DA án do Công ty Việt Thành và Công ty Thủy Lợi lập thiết kế và dự toán. Thanh tra phát hiện, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán thừa với số tiền gần 500 triệu đồng. Để thực hiện DA trên, BQLR An Biên - An Minh ký 7 hợp đồng thi công, tư vấn, mua sắm thiết bị hơn 17,3 tỷ đồng. Thanh tra phát hiện đơn vị thi công khai tăng khối lượng thanh toán dây buộc cọc hơn 70 triệu đồng.

Đối với DA Khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 2015-2020) do Sở NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 114 tỷ đồng, BQLR Hòn Đất - Kiên Hà là đơn vị thực hiện. DA do Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ tư vấn, lập DA được Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt. Các hạng mục công trình của DA do Công ty TNHH một thành viên Tư vấn và Xây dựng Đồng Lập Phát lập thiết kế và dự toán, được liên doanh Công ty cổ phần bất động sản Kiên Giang và Công ty TNHH một thành viên Lâm Phú Nhân thẩm tra. Tính đến thời điểm thanh tra, đơn vị thi công đã ký 76 gói thầu với giá trị 96,5 tỷ đồng. Tại 6 gói thầu trồng rừng mới và 6 gói chăm sóc bảo vệ rừng cụm An Biên - An Minh và Kiên Lương - Hòn Đất - Hà Tiên chi phí trồng cây chênh lệch với số tiền rất lớn. Riêng DA Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất - Kiên Hà, Kiểm toán Nhà nước đang tiến hành kiểm toán nên Thanh tra không tiến hành thanh tra.

Đào Văn

Xem thêm: lmth.512511_ia-iut-oav-gnur-ev-oab-gnod-yt-gnah/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Kiên Giang: Hàng tỷ đồng bảo vệ rừng vào túi ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools