vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ vọng từ chuỗi triển lãm về công nghệ, thiết bị điện và sản phẩm tiết kiệm năng

2022-07-21 19:24

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thiết bị điện của Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ, phát triển nhờ tăng cường đầu tư, tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.

Chính vì vậy, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng, phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo đã trở thành yêu cầu cấp thiết và là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chiến lược phát triển năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới.

Xuất phát từ thực tế đó, “Triển lãm quốc tế về công nghệ, thiết bị điện Vietnam Ete và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh Enertec Expo 2022” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã và đang khẳng định vị thế, là sự kiện tiêu biểu của ngành thiết bị điện và năng lượng xanh tại TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm tập trung triển lãm các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội lý tưởng cho doanh nghiệp nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh; qua đó góp phần tích cực cho sự phát triển ngành điện và năng lượng, hướng tới sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng để phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Trao đổi với Công thương, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp.Hồ Chí Minh - cho biết: Năm nay, triển lãm Vietnam Ete Và Enertec Expo 2022 diễn ra từ ngày 20-22/7/2022, quy tụ gần 500 gian hàng của khoảng 300 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Theo bà Ngọc, danh mục triển lãm khá đa dạng, gồm: Thiết bị và hệ thống phát điện; thiết bị và hệ thống truyền tải điện; công nghệ và thiết bị điện thông minh; công nghệ và thiết bị chiếu sáng; thiết bị điện dân dụng; thiết bị tự động và điều khiển công nghiệp; năng lượng tái tạo và năng lượng xanh; dịch vụ và giải pháp điện,…

Đặc biệt, với sự tham gia của Hiệp hội các nhà sản xuất điện Hàn Quốc - KOEMA tổ chức khu trưng bày quốc gia triển lãm điện và năng lượng thông minh Hàn Quốc 2022 - KOSEF, giới thiệu các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực thiết bị điện - Đánh dấu sự mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế, tạo tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương ngày càng theo chiều sâu giữa các doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc và doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm ngày 20/7, bà Bùi Thị Thanh An – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá: Triển lãm được tổ chức khẳng định vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới khoa học, công nghệ thiết bị ngành điện, đồng thời phát triển các nguồn năng lượng mới, chú trọng việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng.

“Chúng tôi tin tưởng đây là các hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, tạo cơ hội tốt cho nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế giới thiệu các thiết bị điện, sản phẩm tiết kiệm năng lượng… Và triển lãm này không chỉ là cầu nối giao thương giúp khởi tạo và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các doanh nghiệp mà còn là diễn đàn giao lưu công nghệ quan trọng, mang đến cơ hội chia sẻ, trao đổi các công nghệ tiên tiến với bạn bè quốc tế”, bà An nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Kỳ vọng từ chuỗi triển lãm về công nghệ, thiết bị điện và sản phẩm tiết kiệm năng

Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại triển lãm. 

Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh và sạch 

Tính đến hết năm 2021, công suất hệ thống điện của Việt Nam đã đạt khoảng 76.620 MW, trong đó thuỷ điện đạt 22.111 MW, nhiệt điện than là 25.397MW, nhiệt điện khí là 7.398MW, công suất điện năng lượng tái tạo đạt khoảng 21.100 MW.

Hiện Việt Nam rất có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Tại báo cáo triển vọng năng lượng 2021, mức cung năng lượng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 và gần gấp 4 vào năm 2050. Năng lượng gió, Mặt Trời và thủy điện chiếm khoảng 75% nguồn cung năm 2050, than sẽ bị loại bỏ vào năm 2050 đồng thời lên kế hoạch điện khí hóa cho tất cả các ngành.

Theo TTXVN/Vietnam+, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển; trong đó đã giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới và sạch.

Với định hướng này, theo ông Dũng, Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với các định hướng chiến lược theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị cũng như các cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

"Bộ Công Thương đã xây dựng, triển khai nhiều chương trình kế hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam," ông Hoàng Tiến Dũng nói.

Đáng chú ý, trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26.

Cụ thể là khai thác tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện như nguồn khí tự nhiên, năng lượng tái tạo; giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than với mục tiêu giảm tối đa phát thải khí CO2, không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch sử dụng than sang sử dụng LNG; các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa...

Lãnh đạo Cục điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững.

"Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định trong việc gia tăng tỷ lệ nguồn điện tái tạo trong cơ cấu công suất hệ thống điện, đồng thời có kế hoạch phát triển các nguồn điện ít phát thải hơn và chuyển đổi nhiên liệu trong thời gian tới," ông Hoàng Tiến Dũng thông tin thêm.

Tại tọa đàm “Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng cho Việt Nam” được tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, ông Sean Lawlor, chuyên gia Năng lượng (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) cũng đề xuất cần có một nền kinh tế mang tính chất mới, tăng cường sự chống chịu, tăng cường nền kinh tế sạch để đạt mục tiêu tại COP26.

Cho rằng những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt như cơ sở hạ tầng truyền tải điện, ông nhấn mạnh, phía Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp hệ thống truyền tải để giảm tắc nghẽn và nâng cấp hệ thống truyền tải 500kV Bắc-Nam, đồng thời khuyến nghị cơ quan chức năng cần nâng cao vai trò của khối tư nhân trong phát triển điện lực.

“Chúng tôi có bước tiếp cận đa phương để tham gia chặt chẽ với Việt Nam và hoàn toàn hỗ trợ với các mối quan hệ hợp tác với Australia, Nhật thông qua hợp tác song phương về phát triển năng lượng sạch để hỗ trợ cho chuyển đổi năng lượng,” ông Sean Lawlor nói.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.888065a-gnan-meik-teit-mahp-nas-av-neid-ib-teiht-ehgn-gnoc-ev-mal-neirt-iouhc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kỳ vọng từ chuỗi triển lãm về công nghệ, thiết bị điện và sản phẩm tiết kiệm năng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools