Giao diện máy tính trên Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình của CCTV News
Theo trang Global Times (Thời báo Hoàn Cầu), thực tế vấn đề này đã được đặt ra từ 1 năm trước, nhưng mới xới lại sau sự kiện ngày 24-7 vừa qua khi Trung Quốc phóng thành công module Vấn Thiên chứa cabin phòng thí nghiệm vào quỹ đạo và kết nối với Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Trên mạng xã hội Quora, một tài khoản nêu vấn đề: "Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ duy nhất sử dụng trên trạm vũ trụ mới. Đó là chứng cứ cho thấy quốc gia này bị cô lập và đang loại bỏ các nhà khoa học nước ngoài bằng việc sử dụng một thứ tiếng không phải ngôn ngữ quốc tế".
Ở chiều ngược lại, một số quan điểm phản đối cho rằng việc đặt vấn đề như vậy rõ ràng là cách bày tỏ thái độ ngạo mạn của phương Tây.
Một người dùng mạng tên là Lance Chambers lập luận: "Họ (chỉ các nhà khoa học làm việc trên trạm Thiên Cung) nói tiếng Trung Quốc vì đó là tiếng mẹ đẻ của họ, và đó là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất. Tại sao ai đó lại hy vọng họ dùng một ngôn ngữ khác khi họ còn có việc quan trọng phải làm".
Một người tên là Jim Bertagnolli tự nhận là kỹ sư đã nghỉ hưu thì cho rằng: "Hầu hết chương trình không gian của Trung Quốc đều do các kỹ sư và nhà khoa học Trung Quốc đảm nhiệm. Vậy bạn nghĩ họ nên chọn nói bằng tiếng gì?".
Người này cũng nói thêm: "Số người nói tiếng Trung Quốc phổ thông nhiều hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác. Vậy tại sao quý vị nghĩ là họ cần dùng một ngôn ngữ 'quốc tế' trong chương trình không gian của chính họ? Thật là ngạo mạn".
Hưởng ứng quan điểm này, một cư dân mạng khác nói: "Thật là một yêu cầu thô thiển. Bạn đến chỗ tôi và rồi yêu cầu tôi phải nói ngôn ngữ của bạn sao?".
Trung Quốc đã phóng thành công module Vấn Thiên, module thứ 2 trong số 3 module của Trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong) của nước này thành công vào quỹ đạo hôm 24-7-2022 - Ảnh: CFP/CGTN
Những tranh cãi gay gắt về vấn đề ngôn ngữ cũng làm dấy lên một câu hỏi khác: Các du hành gia nước ngoài liệu có tới Thiên Cung, và họ sẽ làm gì nếu họ lên trạm vũ trụ của Trung Quốc?
Theo Đài CGTN, trạm không gian vũ trụ Trung Quốc sẽ mở cửa chào đón các nhà du hành vũ trụ nước ngoài tới làm việc. Tuần trước, bà Tricia L. Larose chia sẻ trên Twitter cho biết sẽ có chuyến công tác 31 ngày trên Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc.
Bà Larose và nhóm cộng sự đang thử nghiệm chương trình nghiên cứu khối u của châu Âu và bước cuối cùng sẽ là thử nghiệm lý thuyết của họ trên trạm vũ trụ. Bà đang được luyện tập và dự kiến sẽ lên Thiên Cung trong giai đoạn 2025-2026.
TTO - Ba nhà du hành vũ trụ đã được đưa lên môđun lõi của trạm không gian Thiên Cung. Đây sẽ là sứ mệnh không gian có người lái dài ngày nhất của Trung Quốc, mang theo tham vọng cả về khoa học kỹ thuật lẫn chính trị.
Xem thêm: mth.59825942103702202-gnuc-neiht-mart-nert-gnurt-gneit-gnud-ihc-couq-gnurt-ceiv-iac-hnart/nv.ertiout