vĐồng tin tức tài chính 365

Luật sư: Cựu thư ký thứ trưởng Y tế đã 'nộp thêm 7 tỷ đồng'

2023-07-25 14:26

Chiều 24/7, luật sư Hà Mạnh Huy, một trong ba người bào chữa cho bị cáo Kiên, cho biết thông tin trên.

Trước đó, trong quá trình xét xử, HĐXX nhận được đơn của chị gái bị cáo Kiên, xin được nộp 7 tỷ đồng khắc phục hậu quả thay em trai. HĐXX đã xác nhận vào đơn để gia đình nộp tiền, bởi phải có xác nhận của tòa thì cơ quan thi hành án mới thu tiền. Tuy nhiên đến chiều nay, tòa chưa nhận được biên lai xác nhận về việc nộp tiền này.

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị dẫn giải đến tòa. Ảnh: Ngọc Thành

Bị cáo Phạm Trung Kiên bị dẫn giải đến tòa. Ảnh: Ngọc Thành

Sau 12 ngày xét xử 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu", TAND Hà Nội đang nghị án và dự kiến ra phán quyết vào chiều 28/7.

Phạm Trung Kiên là bị cáo duy nhất bị VKS đề nghị án tử hình với cáo buộc Nhận hối lộ "công khai, trắng trợn nhất", tổng 42,6 tỷ đồng, 253 lần, trong đó 228 lần qua chuyển khoản.

Ông Kiên được cơ quan công tố ghi nhận đã trả 12 tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong giai đoạn điều tra, đồng thời nộp 23 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án (một lần 8 tỷ, một lần 15 tỷ). Như vậy, đến nay ông Kiên và gia đình đã 3 lần nộp tiền khắc phục hậu quả, 30 tỷ đồng.

Trong ba phút tự trình bày vào chiều 21/7, bị cáo Kiên "nhận lỗi với nhân dân" và cho rằng mức án VKS đề nghị "quá nghiệt ngã". Ông Kiên nhiều lần mong HĐXX cho hưởng khoan hồng để được nhận mức phạt tù có thời hạn, sớm trở về với gia đình.

Trước cáo buộc đã thúc ép, vòi vĩnh 12/19 doanh nghiệp đưa tiền, cựu thư ký 42 tuổi khẳng định "không có việc này", không gây khó khăn để thúc ép đưa tiền.

Bộ luật Hình sự quy định: Khi bị đưa ra xét xử tại tòa, nếu người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội và có ý thức khắc phục hậu quả thì việc nộp tiền khắc phục hậu quả ở giai đoạn này được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

VKS xác định từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Để có chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.

Tổng số tiền đưa nhận hối lộ được xác định 165 tỷ đồng.

Phạm Dự - Thanh Lam

Phạm Dự

Xem thêm: lmth.2333364-gnod-yt-7-meht-pon-ad-et-y-gnourt-uht-yk-uht-uuc-us-taul/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Luật sư: Cựu thư ký thứ trưởng Y tế đã 'nộp thêm 7 tỷ đồng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools