vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện xét nghiệm COVID-19 và đi lại ở các nước

2021-07-07 09:04

Từ khi COVID-19 bùng phát, xét nghiệm được các nước áp dụng rộng rãi như một biện pháp phòng dịch với mục đích xác định ca nhiễm, từ đó truy vết tiếp xúc, khoanh vùng ổ dịch, ngăn dịch lây lan rộng.

Xét nghiệm - chiến lược quan trọng

Đến lúc này đã rõ vaccine là công cụ có sức mạnh nhất trong chiến đấu đại dịch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn đồng ý rằng xét nghiệm là một chiến lược quan trọng, theo trang tin Everydayhealth.com. Thực tế hiện một số nước mức tiêm chủng còn ít, còn nhiều ổ dịch, xét nghiệm vẫn là một trong những hình thức ngăn, phòng dịch chủ yếu. Thậm chí ở các nước có số người được tiêm vaccine nhiều thì duy trì xét nghiệm vẫn là điều sống còn. Lý do theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) là vì virus vẫn chưa biến mất, và dù hiếm nhưng nguy cơ virus chọc thủng phòng thủ bảo vệ của vaccine vẫn xảy ra.

Theo TS Gigi Kwik Gronvall tại Trung tâm An ninh Y tế ĐH John Hopkins, xét nghiệm (qua đó xác định ca nhiễm) là một căn cứ để đánh giá mức độ lan truyền và nghiêm trọng của dịch tại địa phương. Xét nghiệm cũng có thể giúp nhận diện người đã tiêm vaccine bị nhiễm, hay có một biến thể mới phát triển mà có thể phá được sự phòng thủ của vaccine.

Thời điểm dịch nặng giữa năm 2020, mỗi ngày trung bình Mỹ xét nghiệm cả triệu người, con số tăng lên tới gần 2 triệu người mỗi ngày thời điểm tháng 1-2021. Tuy nhiên, quy mô bắt đầu giảm dần, đến tháng 5 trung bình mỗi tháng có khoảng 1,2 triệu xét nghiệm được thực hiện ở Mỹ. Lý do theo chuyên gia Gronvall, vì các cơ sở y tế chuyển từ chú trọng xét nghiệm sang ưu tiên tiêm vaccine.

Theo chuyên gia Gronvall, xét nghiệm không chỉ đặc biệt cần thiết với những người chưa tiêm vaccine - như tất cả trẻ em dưới 12 tuổi của Mỹ (khoảng 50 triệu trẻ em chưa có chủ trương tiêm) - mà cũng rất cần với cả những người đã tiêm đủ hai mũi. CDC hướng dẫn cụ thể hơn: Người có triệu chứng giống nhiễm COVID-19 nên xét nghiệm dù có được tiêm vaccine hay chưa; người chưa được tiêm vaccine có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, dù có triệu chứng hay không.

Chuyện xét nghiệm COVID-19  và đi lại ở các nước  - ảnh 1
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tập trung tại một điểm xét nghiệm dã chiến ở một sân vận động TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 30-5. Ảnh: REUTERS

Đi li, cần vaccine, không chỉ xét nghiệm âm tính

Chuyện xem có kết quả xét nghiệm âm tính là điều kiện để một người được di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, hay từ nước này sang nước khác là có nhưng có khác nhau về mức độ căn cứ.

Tại Trung Quốc, từ cuối tháng 5 đầu tháng 6 khi biến thể Delta lan mạnh, tỉnh Quảng Đông phong tỏa và khôi phục áp dụng hình thức xét nghiệm sau khi tái bùng phát nhiều ổ dịch, theo hãng tin Reuters. Dân TP Quảng Châu xếp hàng dài trên đường chờ xét nghiệm, người cách người chỉ chừng một sải tay, không đảm bảo phòng dịch. Dân trong tỉnh muốn đi tỉnh khác phải có giấy xét nghiệm âm tính thực hiện trong vòng 72 giờ. Đến cuối tháng 6, dân TP Đông Hoản vẫn xét nghiệm, muốn đi tỉnh khác phải có giấy xét nghiệm âm tính vừa thực hiện trong 48 giờ. Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lo ngại biến thể Delta sẽ lây dữ hơn nếu xét nghiệm tập trung kiểu này.

Tại Thái Lan, người dân tự cách ly và khai báo với lực lượng y tế địa phương mình di chuyển tới. Riêng các hòn đảo du lịch như Phuket, Koh Samui, Koh Pha Ngan và Koh Tao yêu cầu du khách nội địa phải có giấy xét nghiệm âm tính, riêng du khách quốc tế ngoài xét nghiệm âm tính thì còn phải có chứng nhận đã được tiêm vaccine, theo tờ The Thaiger

Trong khi đó, ở nhiều nước châu Âu hiện tại dù còn áp dụng biện pháp xét nghiệm nhưng không hẳn nhằm làm căn cứ thông hành. Từ tháng 7, Liên minh châu Âu lưu hành Chứng nhận COVID-19 (chấp nhận cả tích hợp vô mã QR trên điện thoại và bản giấy) để đi lại trong khối, theo tạp chí Forbes. Điều lưu ý là trong giấy chứng nhận này quy định đầu tiên là người được chứng nhận phải đã được tiêm vaccine, có nhiễm COVID-19 trước đó và điều trị khỏi hay không, kế theo mới phải có kết quả xét nghiệm âm tính, cùng các thông tin khác về tình trạng sức khỏe.

Thời điểm này, về di chuyển quốc tế, Mỹ vẫn chỉ cho phép người nước ngoài nhập cảnh khi có kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trong vòng ba ngày trước khi lên máy bay. Tuy nhiên về trong nước, nhờ đã phủ sóng vaccine rộng, Mỹ đã có thể dỡ bỏ nhiều hạn chế phòng dịch trong nước. Xét nghiệm không còn là căn cứ để truy vết, khoanh vùng hay được xem như giấy thông hành di chuyển giữa các địa phương mà được xem là biện pháp để người dân tự theo dõi, bảo vệ sức khỏe mình, bảo đảm việc đi lại và giao tiếp xã hội an toàn hơn.

Theo chuyên gia Gronvall, xét nghiệm nên được thực hiện với những người, sắp và sau khi tham gia sự kiện đông người, đặc biệt ở những nơi COVID-19 vẫn còn tồn tại, để đảm bảo mình không nhiễm hay vô tình lây cho người khác, nhất là những người có nguy cơ bệnh nặng nếu nhiễm như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi có bệnh nền.•

Điểm xét nghiệm Trường cao đẳng cộng đồng South Suburban College ở bang Illinois áp dụng biện pháp xét nghiệm như một cách sàng lọc. Người đến xét nghiệm nếu có kết quả âm tính và từ 18 tuổi trở lên sẽ được hướng dẫn sang tiêm vaccine luôn, loại một mũi của Johnson & Johnson, theo trang tin Princeton Daily Clarion.

Xem thêm: lmth.305899-coun-cac-o-ial-id-av-91divoc-meihgn-tex-neyuhc/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện xét nghiệm COVID-19 và đi lại ở các nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools